Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi người Cơ Ho làm sản phẩm OCOP

Thảo Linh - 09:24, 29/12/2023

Những sản phẩm OCOP được làm ra từ đôi bàn tay của người Cơ Ho ( huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) dưới dãy Bidoup – Núi Bà không còn mang tính tự cung, tự cấp, hoặc manh mún trong giao thương, mà được nhiều thị trường đón nhận và đánh giá cao. Những sản phẩm ấy đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, làm thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế của người dân và tạo nguồn cảm hứng để nhiều người học tập, noi theo.

(BCĐ - TT vận động) Khi người Cơ Ho làm OCOP
Liêng Jrang K’Chăm kiểm tra chất lượng cà phê

Liêng Jrang K’Chăm và thương hiệu cà phê Yũ M’Nang

Phải hẹn nhiều lần, chúng tôi mới gặp được chị Liêng Jrang K’Chăm (33 tuổi, dân tộc Cơ Ho, ở thôn 4, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) – Chủ cơ sở chế biến cà phê mang thương hiệu Yũ M’Nang. Vui vẻ mời mọi người uống cà phê do mình làm ra, chị K’Chăm cho biết: “những ngày đầu lập nghiệp khó khăn lắm, mình phải tạo ra vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng; vừa thiếu nguồn vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị rang sấy đóng gói, vừa phải tìm hiểu các phương thức pha chế cà phê, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

 Xác định trước tiên, để có sản phẩm tốt cần có vùng nguyên liệu ổn định, chị Liêng Jrang K’Chăm đã liên kết với 10 hộ dân là người đồng bào dân tộc Cơ Ho trong vùng tạo nên vùng nguyên liệu trên 12 ha cà phê. Vườn cà phê được chăm sóc theo hướng hữu cơ, sinh học. Chị Liêng Jrang K’Chăm đã hướng dẫn mọi người tận dụng nguồn phân chuồng, vỏ cà phê, những phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón cho cà phê. Cách chăm sóc này ngoài đảm bảo môi trường, lại tăng chất dinh dưỡng tạo tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, nên cà phê phát triển tốt. Bình quân một ha cà phê đạt trên 3 tấn nhân, với giá thu mua trên 70 nghìn đồng/kg, đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Ngoài ra, K’Chăm còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 lao động là người dân tộc Cơ Ho tại địa phương.

Với lợi thế điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, làm theo hướng hữu cơ, sinh học nên các giống cà phê Arabica và Catimor phát triển tốt, đạt chất lượng cao. Hơn nữa, khâu thu hoạch, lựa chọn, phơi, rang đến khi ra thành phẩm đều làm bằng phương pháp thủ công; nên cà phê mang thương hiệu Yũ M’Nang có hương vị độc đáo, thơm, ngon, phù hợp với thị hiếu của nhiều người, giá cả hợp lý nên được thị trường đón nhận, đánh giá cao và được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Năm 2023, ngoài bán cà phê sơ chế, chị Liêng Jrang K’Chăm đã xuất ra thị trường gần 6 tấn cà phê thành phẩm, thông qua 5 sản phẩm với các dòng cà phê chính Arabica và Catimor vàng cho các thị trường thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. 

Với những kết quả đạt được, Liêng Jrang K’Chăm là nguồn cảm hứng để nhiều người nơi đây, nhất là giới trẻ dân tộc Cơ Ho học hỏi và làm theo mô hình này. Điển hình như sản phẩm cà phê Blend thuộc thương hiệu cà phê Chư Mui của anh Liêng Jrang Ha Hoang (xã Lát, huyện Lạc Dương) đạt OCOP 3 sao.

(BCĐ - TT vận động) Khi người Cơ Ho làm OCOP 2
Bà con người Cơ Ho ở Đưng K’Nớ đi giao mật ong rừng

Tổ hợp tác mật ong rừng Pơkao

Nghề ăn ong rừng đã có từ lâu đối bà con người Cơ Ho ở xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương. Thiên nhiên khí hậu ưu đãi, với những cánh rừng bạt ngàn của dãy Bidoup – Núi Bà là điều kiện thuận lợi cho các loài ong làm tổ, cho mật, giúp người dân có thêm nghề săn mật ong để mưu sinh. Thời gian đầu, mật ong lấy từ rừng về, bà con người Cơ Ho thường dùng để bồi bổ cho sức khỏe; nếu dư ra thì đem trao đổi bằng hình thức hàng đổi hàng cho bà con trong vùng, ít khi được bán ra thị trường. Chính vì thế, những giọt mật nguyên chất, tinh khiết, ngọt lịm mà núi rừng đã ban tặng cho người dân nơi đây chỉ bó hẹp trong buôn làng.

Nghề săn ong treo hay ong đất cũng khá công phu, khi cả nhóm người Cơ Ho đi rừng phát hiện một tổ ong, chỉ cần bộ đồ bảo hộ bịt kín khỏi bị ong chích, không cần dùng lửa xua đuổi ong, người thợ săn có thể tiếp cận tổ và lấy mật ong một cách gọn gàng. Thông thường, các tổ ong được đánh dấu vì đã có chủ nên người sau thấy cũng không được tùy tiện lấy mật. Hơn nữa, họ không bao giờ lấy hết mật của một tổ ong, mà sau khi thu hoạch thường để lại một ít mật đủ cho cả đàn ong sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, nhiều tổ ong được thu hoạch từ mùa này đến năm nọ.

Nhằm nâng cao giá trị của mật ong, hướng sản phẩm đạt OCOP; người Cơ Ho nơi đây được tập huấn cách khai thác, chế biến, bảo quản, tham gia hội chợ, kết nối thị trường tạo điều kiện để quảng bá thương hiệu mật ong rừng Pơkao đến người tiêu dùng. 

Anh Bon Niêng Ha Siêng – Tổ hợp tác mật ong rừng Pơkao cho biết: “Mùa lấy mật ong rừng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Chúng tôi có 24 thành viên được quán triệt tuyệt đối không sử dụng lửa khi khai thác mật ong, vì nó dễ xẩy ra cháy rừng. Hơn nữa, trong quá trình đi lấy mật phải có bảo hộ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho thợ săn ong. Mật ong Pơkao có hai loại là mật ong treo ở trên cây cao màu vàng trong, và mật ong đất nằm trong hốc cây, hay hốc đá màu nâu sẫm. Năm 2023, tổ hợp tác chúng tôi bán ra thị trường khoảng 300 lít mật, với giá bình quân 900 nghìn đồng/lít. Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ để sớm được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP, tôi tin rằng khi đó giá mật ong Pơkao sẽ cao hơn, không bị ép giá, tạo được nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con người Cơ Ho mình”.

Ngoài các sản phẩm cà phê của Liêng Jrang K’Chăm, mật ong của các thợ săn ong ở Đưng K’Nớ còn có nhiều sản phẩm đặc trưng khác đã được công nhận sản phẩm OCOP như:  02 sản phẩm dâu tây sấy dẻo và dâu tây cuộn của chị Cil Anh Đào (Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương); sản phẩm cà phê Blend thuộc thương hiệu cà phê Chư Mui của anh Liêng Jrang Ha Hoang (xã Lát, huyện Lạc Dương)... Trong mỗi sản phẩm OCOP ấy không đơn thuần chỉ làm thay đổi tư duy sản xuất theo quy chuẩn, chất lượng, an toàn; chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho chủ thể là cá nhân, hộ gia đình, hay giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương và tạo nguồn cảm hứng để nhiều người học tập, noi theo. Những sản phẩm ấy còn chứa đựng nhiều tình cảm gần gũi thân thương, niềm kiêu hãnh và lòng tự hào của những người con Cơ Ho dưới dãy Bidoup – Núi Bà hùng vĩ./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.