Di tích lịch sử Quốc gia đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa của người Kinh khi lập nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên. Ngôi đình được xây dựng năm 1928 và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ trước năm 1945.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.
Goong (đàn) được chế tác từ tre nứa mộc mạc là nhạc cụ gần gũi và quen thuộc của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên.
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Xã hội -
Ngọc Chí -
17:07, 28/03/2025 Thực hiện chủ trương của Chính phủ về triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sáng 28/3, tại làng Kon Jri Xút, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum (Kon Tum), Bộ Công an phối hợp Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra quân đồng loạt xây dựng nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Kinh tế -
Ngọc Thu - Lê Hường -
08:15, 06/03/2025 Cây công nghiệp, cây ăn quả là những cây trồng chủ lực ở khu vực Tây Nguyên. Thời điểm sau Tết Nguyên đán cũng là lúc Tây Nguyên vào mùa khô, nông dân tất bật bước vào mùa tưới cây trồng. Tuy mới chỉ tưới được 1 - 2 đợt, nhưng ở một số địa phương lượng nước trên các hồ chứa, công trình thủy lợi đã bắt đầu giảm và đối diện với nguy cơ thiếu nước tưới.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Kinh tế -
Ngọc Thu - Lê Hường -
00:17, 07/03/2025 Để ứng phó với tình trạng khan hiếm nước tưới cho cây trồng trong mùa khô hằng năm, hiện nay nông dân Tây Nguyên đã áp dụng công nghệ tưới thông minh, sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm ngày càng phổ biến. Qua đó, vừa tiết kiệm nước, nhân công và giúp cây trồng đủ nước để sinh trưởng, phát triển tốt.
Đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, các nghi lễ vòng đời đóng vai trò hết sức quan trọng, là thành tố chính, cấu thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Mới đây, được trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của Y Thoan (cách gọi chung đối với chàng trai dân tộc Ê Đê) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam do đồng bào Ê Đê đến từ xã Krông, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk tái hiện, càng cảm nhận thêm những nét đẹp, sự độc đáo về bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS.
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Phóng sự -
Quang Vinh - Sông Lam -
14:54, 11/03/2025 Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum. Đây là “ngôi nhà chung” của 47 dân tộc anh em cùng cư trú với dân số hơn 5 triệu người.
Ngày 5/3, tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”. Tham dự Hội thảo có 500 đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhân chứng lịch sử, nhà khoa học và đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên.
Phóng sự -
Uông Thái Biểu -
15:25, 30/04/2025 Suốt bao năm qua, các tộc người anh em đã cùng viết nên lịch sử vùng đại ngàn Tây Nguyên - trang sử kiêu hãnh của lòng bền gan, vững chí. Hôm nay, Tây Nguyên đang vững bước cùng cả nước kiến tạo kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Media -
Ngọc Chí -
16:38, 08/04/2025 Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Hưởng ứng Lễ hội Cà phê lần thứ 9, ngày 12/3, UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái; Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 Đinh Thị Hoa và đại diện các sở, ngành.
Kinh tế -
Ngọc Chí -
19:35, 05/03/2025 Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở tỉnh Kon Tum có bước phát triển khá ấn tượng, không chỉ đáp ứng xu hướng mới trong du lịch hiện nay, mà còn đem lại nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân và cộng đồng các DTTS. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Chỉ thị số 27 “về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào DTTS ở huyện Kon Plông”, đây được xem là động lực thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kon Plông nói riêng, toàn tỉnh nói chung.
Lễ cúng bến nước (hay giọt nước) là văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của đồng bào DTTS tại Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng, Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglay, Ba Na… cho rằng các vị thần linh đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận hờn, biết ghét, biết yêu thương… Cúng thần nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, che chở, ủng hộ, bênh vực tương ứng của các vị thần.
Tây Nguyên miền huyền thoại, miền của những câu chuyện kể hết đêm này sang đêm khác bên ánh lửa bập bùng thổi lên hơi ấm, nơi đó có đặc trưng của hai loại nhà là nhà rông và nhà dài. Nhà rông là nhà của việc làng việc lớn, còn nhà dài là loại nhà ở đặc trưng, mà có lẽ riêng người Ê Đê trên xứ sở cao nguyên sở hữu.
Tin tức -
Ngọc Thu -
16:01, 01/03/2025 Nhằm thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2023 - 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai vừa có kết quả điều tra tại 14/17 địa phương trên địa bàn. Kết quả, tỉnh Gia Lai hiện có 494 câu lạc bộ, đội cồng chiêng, đội văn nghệ dân gian có sử dụng cồng chiêng (gọi tắt là đội) với trên 16.200 thành viên.
Du lịch -
Ngọc Thu -
18:38, 12/02/2025 Dịp đầu năm mới, hoa cà phê trên cao nguyên Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung lại khẽ bung mình nở trắng xóa cả vạt đồi, nương rẫy. Cả đất trời cao nguyên được phủ lên tấm áo trắng tinh khôi, hương thơm nồng nàn. Mùa hoa cà phê Gia Lai đã trở thành một điểm nhấn du lịch khiến bất kỳ ai từng ghé chân phải lưu luyến, nhớ nhung.