Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trò chuyện với những “cây đại thụ” của buôn làng

T.Nhân - 06:23, 14/04/2024

Thời gian qua, những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hoà đã tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tránh xa tệ nạn… Họ được ví như những “cây đại thụ” của buôn làng. Có dịp trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận được sự tận tâm, cống hiến hết sức mình cho sự bình yên, phát triển của cộng đồng.

Tuổi đã ngoài 70 nhưng hàng ngày ông Cao Xà Ngân vẫn chăm chỉ làm việc
Tuổi đã ngoài 70 nhưng hàng ngày ông Cao Xà Ngân vẫn chăm chỉ làm việc

Về thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh hỏi thăm về ông Cao Xà Ngân - đảng viên, Người có uy tín của thôn thì ai cũng biết. Bởi ông là một tấm gương kinh tế giỏi và giúp đỡ người dân cùng phát triển. Năm nay, già Ngân đã ngoài 70 tuổi nhưng nhìn ông vẫn còn rất quắc thước, minh mẫn.

Già Ngân kể: Năm 1982, già cùng 40 hộ đồng bào dân tộc Raglai du canh, du cư từ xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh đến xã Diên Tân và ở rải rác theo chân núi Hòn Dọt. Già cùng với các hộ dân phát rẫy trồng bắp, vào rừng hái lượm, săn bắt sinh sống qua ngày. Năm 1989, UBND xã Diên Tân vận động các hộ về định canh, định cư tại xóm 6 thôn Đá Mài. Từ đó, các hộ dân được quan tâm, tạo điều kiện cấp đất làm lúa nước, trồng cây ngắn ngày, như: Bắp, đậu, chuối… Nhận thức được “có làm thì mới có ăn” nên vừa canh tác trên diện tích đất được cấp, già vừa khai hoang thêm và dồn toàn bộ số tiền tiết kiệm mua 5.000m2 đất trồng mía. Có đất, già vay các nguồn vốn đầu tư sản xuất. Sau một thời gian, đất trồng mía, trồng keo của già tăng lên 3ha, rồi 10ha. Giờ gia đình già đã có của ăn, của để.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, già Ngân còn mong muốn người dân trong thôn có cái ăn, cái mặc như mình nên già không ngại khó, ngại khổ tới từng nhà hướng dẫn cách làm đất, trồng lúa nước, chuối, keo và nuôi thêm gia súc, gia cầm… cải thiện cuộc sống. Đồng thời, vận động các hộ dân tham gia những buổi tập huấn do địa phương tổ chức để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật làm nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập. Nhờ vậy, gần 1/3 số hộ dân thôn Đá Mài thoát nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Ông Y Cho, ở thôn Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa cũng là một trong những người uy tín được người dân kính trọng. Bởi ông có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục lạc hậu. 

Theo lời ông Y Ty - một người dân trong thôn, ngày trước, ở thôn nhiều cặp nam, nữ mới 14, 15 tuổi đã lấy nhau, thách cưới rất nhiều, khi về sống chung không hòa hợp, muốn bỏ nhau phải đền bù bằng mấy con trâu; nhà có người qua đời thì tổ chức giết heo, bò ăn uống linh đình mấy ngày; có người ốm lại mời thầy về cúng đuổi tà, không chịu đi gặp bác sĩ…, nhờ ông Y Cho tuyên truyền nên tình trạng tảo hôn, thách cưới ở thôn đã giảm hẳn.

Ông Y Cho (giữa) là một trong những hạt nhân đi đầu trong việc tuyên truyền phòng chống tảo hôn và bài trừ các hủ tục lạc hậu tại địa phương
Ông Y Cho (giữa) là một trong những hạt nhân đi đầu trong việc tuyên truyền phòng chống tảo hôn và bài trừ các hủ tục lạc hậu tại địa phương

Trò chuyện với chúng tôi, ông Y Cho cho biết, trước kia, các hủ tục ăn sâu, bén rễ trong mỗi người dân khiến cái đói, cái nghèo cứ đeo bám. Từng làm cán bộ xã, ông hiểu được luật pháp nên đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, xóm, tới từng nhà vận động, phân tích cho người dân hiểu. “Mưa dầm thấm lâu”, giờ người dân đã xóa bỏ các phong tục lạc hậu, nạn tảo hôn đã hầu như không còn, có bệnh đau thì đến Trạm Y tế khám chữa.

Tại thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hoà, ông Cao Truyền được người dân kính trọng vì ông còn là người “giữ lửa” các hoạt động của thôn làng; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh tranh chấp đất đai, sở hữu tài sản tặng cho và các mâu thuẫn khác phát sinh trong đời sống hàng ngày; tuyên truyền người dân đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu; tố giác các loại tội phạm trên địa bàn, góp phần giữ bình yên ở địa phương.  Ở địa phương, ông còn là người gương mẫu, chăm chỉ làm ăn, tạo nên những ruộng vườn bao la, xanh mướt.

Ông Cao Truyền chia sẻ, từ nhỏ, ông theo gia đình làm nương, rẫy trải qua đói khổ khi sống du canh, du cư. Vì thế, ông luôn có ý thức phải nỗ lực làm việc mới thoát nghèo. Năm 1994, sau khi lập gia đình, mình và vợ khai hoang đất trồng mía, mì và lúa nước. Lúa thu hoạch được, vợ chồng ông để dành ăn; tiền bán mía, mì mua thêm đất mở rộng diện tích. Từ 0,5ha đất ban đầu, đến nay, vợ chồng ông đã có 9 ha để trồng mía, lúa nước, mì, keo.

“Giờ mình đã có của ăn, của để thì phải giúp bà con cùng đi lên. Nghĩ là làm, mình vận động người dân vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, giúp nâng cao thu nhập và nhiều người trong thôn đã thoát nghèo”, ông Truyền cho biết.

Ông Mấu Hồng Thái là người có tâm huyết trong việc giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống
Ông Mấu Hồng Thái là người tâm huyết trong việc giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống

Là già làng người Raglai đã hơn 80 tuổi sống ở huyện miền núi Khánh Sơn, ông Mấu Hồng Thái rất tâm huyết với văn hoá truyền thống và vận động bà con giữ gìn vốn quý của cha ông. Ông bảo, xưa kia đàn Chapi là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Raglai. Hầu như nhà nào cũng có đàn Chapi, chơi đàn Chapi. Nhớ những đêm trăng thanh vắng, tiếng đàn cứ vang lên thánh thót khắp núi rừng. Con trai con gái túm năm tụm ba hay từng đôi, ngồi trên thềm nhà, trong vườn, thậm chí ngay ngoài đường chơi đàn và thưởng thức tiếng đàn.

“Nhưng bây giờ tiếng Chapi ở nhiều buôn làng cứ thưa dần. Bọn trẻ hiện chỉ thích nhạc xập xình thôi. Để góp phần gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống, già đã mở lớp dạy chế tác đàn miễn phí tại nhà cho con cháu trong làng. May sao, cũng có một số trẻ đam mê nhạc cụ truyền thống theo học. Có người học là còn có thế hệ sau nối tiếp giữ đàn Chapi”, nghệ nhân Mấu Hồng Thái cho hay

Hiện nay, tại các huyện miền núi còn có nhiều Người có uy tín trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương. Họ có điểm chung là gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình “nói đi đôi với làm” và luôn được người dân tin tưởng. Trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận tất cả họ đều có chung sự nhiệt huyết, cống hiến cho sự phát triển của quê hương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.