Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây đại thụ giữa đại ngàn xứ Nghệ

Ngọc Ánh- Đào Thọ - 09:34, 11/11/2023

Từ lâu, nghe tiếng ông Lầu Xái Phia, một già làng, Người có uy tín tiêu biểu của dòng họ Lầu nhưng chưa lần nào được gặp mặt. Bởi thế, dù bận nhưng chúng tôi vẫn cố gắng sắp xếp công việc để về bản Nậm Khiên, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An để được gặp ông.

Một góc bản Nậm Khiên hôm nay.
Một góc bản Nậm Khiên hôm nay.

Bản Nậm Khiên mùa này mờ nhạt trong sương mù, thấp thoáng xa xa những ngôi nhà gỗ nằm thưa thớt bên những cây đào cổ thụ. Nhà ông Lầu Xái Phia ở bên một ngọn đồi, phong thủy hữu tình. Từ đây có thể quan sát được những ngôi nhà của các hộ gia đình khác.

Nghe tiếng khách tới nhà, ông bước ra niềm nở đón tiếp. Vừa rót nước tiếp khách ông vừa bảo: “Phong tục người Mông mình thường là tiếp khách quý bằng hai chén rượu, đi hai chân cho vững rồi mới nói chuyện. Nhưng tục ấy không tốt nên bỏ dần đi là vừa”. Có lẽ đó cũng là một câu nói vui của ông vì quý khách. Khi chúng tôi hỏi chuyện ông là một trong những già làng có uy tín nhất ở huyện Kỳ Sơn này, ông khiêm tốn nói rằng, đó chẳng qua người ta nói vậy thôi chứ bản thân ông làm việc với một mục đích duy nhất là muốn làm cho bản làng tốt đẹp hơn.

Sinh năm 1947 tại bản Nậm Khiên khi đất nước còn chịu bao nhiêu đau thương, chiến tranh. Bản làng không một ngày bình yên. Những ngày đó, người Mông nhận thức còn thấp lắm, họ chỉ cầu mong sự bình yên cho bản thân. Mới 18 tuổi, chàng trai Lầu Xái Phia đã xa gia đình đi hoạt động cách mạng. Được Đảng giao cho phụ trách công việc Đoàn và phụ trách y tế, chàng thanh niên ấy đã nỗ lực hết mình vận động thanh niên người Mông tham gia các hoạt động cách mạng. Năm 1966, ông vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ông là người con đầu tiên của dòng họ Lầu ở Nậm Khiên có được vinh dự ấy.

Trò chuyện với chúng tôi, đôi mắt ông như rực sáng khi kể về những năm tháng đầy gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang ấy. Ngày đó, địch lôi kéo, dụ dỗ những thế lực phản động bên kia biên giới về quấy phá các địa bàn biên giới của huyện Kỳ Sơn, làm cho tình hình an ninh chính trị vùng biên ngày càng phức tạp. Ông lại phải xa gia đình, bao nhiêu tiền bạc của gia đình tích góp được ông đều mang theo quyên góp cho cách mạng.

“Mình phải bỏ tiền ra để vận động các hộ gia đình an cư lạc nghiệp, không nghe theo lời địch. Dân trí còn thấp, ai cho gì là họ theo thôi nên mình cũng phải làm như vậy mới mong giữ được dân”. Ông tập hợp tất cả các già làng, trưởng bản trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đi đến từng nhà dân vận động, tuyên truyền. Nhờ vậy mà trong một thời gian dài, tình hình an ninh trên địa bàn huyện trở nên ổn định”, ông Phia chia sẻ.

Năm 1976, ông Phia được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã Nậm Càn và đảm nhiệm chức vụ Bí thư từ năm 1976 đến năm 2005. Đó là thời kỳ khó khăn nhất. Khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, ông lại hăm hở vào cuộc. Ông xách dao lên rẫy của mình phát và đốt hết hơn 1,5ha cây thuốc phiện mặc cho vợ con can ngăn. Dòng họ Lầu thấy ông làm thế cũng vô cùng ngỡ ngàng nhưng rồi họ nghĩ, ông đã làm thế thì chắc là đúng. Vậy là dòng họ của ông cũng phá hết số cây anh túc còn lại. Sau đó ông lại lặn lội vào các bản khác vận động bà con xóa bỏ loại cây này.

Ông Lầu Xái Phia đang vận động người dân thực hiện nếp sống mới.
Ông Lầu Xái Phia đang vận động người dân thực hiện nếp sống mới.

Ông bảo, kỷ niệm đáng nhớ nhất là vào bản Thăm Hín để vận động. Khi vào đến bản, nhà nào nhà nấy đều dựng một cây trước nhà, trên cây có cắm vào 3 viên đạn. Ý nói rằng, cán bộ nào đến để xóa bỏ cây thuốc phiện của họ thì sẽ như cái cây này. Lúc đó nhiều người tỏ ra nhụt chí nhưng ông vẫn kiên quyết, một lần không được thì nhiều lần. Mưa dầm thấm lâu, dần dần người dân cũng nhận ra tác hại của cây anh túc và phá bỏ chuyển sang chuyên canh các loại cây khác. Bây giờ, các loại giống cây do ông mang về như gừng, khoai sọ, dứa… đã phát huy hiệu quả mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho Nhân dân trong xã. Ông hồ hởi khoe với chúng tôi về tấm Bằng khen xóa bỏ cây thuốc phiện do chính quyền trao tặng trong thời gian ấy với ánh mắt đầy niềm tự hào.

Khi xóa bỏ được cây thuốc phiện, chưa kịp ngơi nghỉ thì đến nạn phỉ hoành hành trên biên giới. Ông lại sát cánh cùng cán bộ Đồn Biên phòng Nậm Càn xua đuổi, quét trừ bọn phỉ và đến từng hộ gia đình vận động họ không theo phỉ, không tiếp tay cho phỉ. Nhờ vậy, xã Nậm Càn đã trở lại bình yên vào năm 2005.

Ông về nghỉ hưu khi bản làng đã trở lại yên bình, bà con chăm lo sản xuất phát triển kinh tế. Các con, cháu ông bây giờ đã trưởng thành, theo gương bố cống hiến sức mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Con ông có người làm Bộ đội Biên phòng, người làm giáo viên, người làm bác sĩ... Phải khẳng định rằng, thật khó có được một tấm gương như ông ở vùng cao này. Ông bảo rằng, dù đã già nhưng những cuộc họp quan trọng ở xã chưa bao giờ thiếu mặt ông mặc dù phải đi bộ 5 km từ bản lên nhưng còn sức là ông còn cống hiến.

Chia tay ông khi mặt trời đã lên cao, ánh sáng của buổi trưa đã xua tan sương mù dày đặc bao trùm lên bản. Ông tiễn chúng tôi bằng những cái bắt tay thật chặt. Bản làng khuất dần sau dãy núi nhưng chúng tôi vẫn thấy bóng dáng của một cây đại thụ sừng sững giữa đại ngàn xứ Nghệ.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của ông Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 2 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 3 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 3 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.