Người có uy tín- Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách (bìa phải) tham gia Ban Giám khảo chấm giải nhà sàn tại Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái 2025. Mời chúng tôi thưởng thức chén rượu cần nồng ấm dưới mái nhà sàn lợp lá dầu lai mát rượi, Người có uy tín Pi Năng Trách cho biết, để tái hiện lễ cưới truyền thống của người Raglay, ông huy động lực lượng diễn viên 20 người luyện tập ráo riết trong thời gian 3 ngày. Ông giữ vai trò chủ lễ thực hiện nghi lễ cưới truyền thống cho hai diễn viên “trai tài gái sắc” là Ca Dá Sỹ và Patâu Axá Thị Nhung ở thôn Ma Oai cùng 17 người chứng kiến và các nghệ nhân biểu diễn kèn bầu, mã la hát mừng lễ cưới.
Mở đầu lễ cưới tại nhà gái, ông Pi Năng Trách với vai trò chủ lễ đọc lời khấn thần rừng, thần núi, thần sông, thần suối về dự và chứng kiến cho đôi trai gái nên duyên chồng vợ. Đôi uyên ương trao nhau vòng cổ, vòng tay sâu chuỗi hạt cườm tượng trưng cho hôn nhân bền vững. Chủ lễ dặn dò đôi vợ chồng trẻ yêu thương nhau chung thủy trọn đời đến tóc bạc răng long, không được đánh nhau, không được bỏ nhau. Cầu mong thần linh phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ trồng bắp được bắp, nuôi trâu đươc trâu, con cháu đầy đàn, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Người có uy tín- Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách thực hiện nghi thức trao rượu cần cho chú rể trong Lễ cưới Raglay.Lá trầu và trái cau là biểu tượng của tình cảm son sắt, thủy chung trong lễ cưới của đồng bào Raglay. Ông chủ lễ Pi Năng Trách trao cho chú rể Ca Dá Sỹ và cô dâu Patâu Axá Thị Nhung mỗi người một nửa lá trầu, tượng trưng cho một nửa trái tim – với triết lý: mỗi người là một nửa của nhau, không thể tách rời.
Theo phong tục người Raglay ở huyện Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận), nghi lễ cúng gà trong lễ cưới là nghi thức không thể thiếu. Lưỡi gà xoay về bên nào được ông chủ lễ coi là điềm báo may mắn cho cuộc sống hôn nhân phía trước.
Các nghệ nhân, trong vai người thân, tổ chức bữa ăn chung mừng đôi uyên ương, gửi gắm ước vọng về sự hòa thuận, đủ đầy lương thực, giữ bếp lửa gia đình luôn ấm áp. Cô dâu, chú rể vái lạy tạ ơn ông bà tổ tiên, mời nhau chén rượu cần (Tapai) như lời bày tỏ tình cảm đậm sâu, gắn bó. Vợ chồng trẻ nâng chén mời rượu cần tri ân người chủ lễ, thân tộc và bà con bản làng đến chung vui. Lễ cưới truyền thống của người Raglay khép lại trong tiếng mã la rộn rã, hòa quyện cùng tiếng kèn bầu vang vọng khắp núi rừng, bản làng.
Với vai trò chủ lễ, Người có uy tín – Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách đã hướng dẫn các thành viên trong nhóm luyện tập nhuần nhuyễn nghi thức tái hiện lễ cưới truyền thống Raglay. Phần trình diễn kéo dài 15 phút mang đến cho người xem những lát cắt sinh động, đặc sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào Raglay huyện Bác Ái.
Đôi vợ trồng trẻ Raglay trao nhau vòng cổ hạt cườm tượng trưng cho hôn nhân bền vữngLễ cưới truyền thống này là điểm nhấn nổi bật tại Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III – năm 2025, được công chúng nhiệt liệt đón nhận, tán thưởng. Trước đó, trong các kỳ lễ hội những năm trước, ông Pi Năng Trách từng tái hiện thành công nghi lễ bỏ mả, nghi lễ báo hiếu, góp phần quan trọng vào thành công chung của lễ hội.
Theo ông Trách, lễ ăn đầu lúa mới, lễ bỏ mả, cưới truyền thống và lễ báo hiếu là bốn nghi lễ quan trọng, giàu ý nghĩa nhân văn trong đời sống tinh thần của người Raglay ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.Với vai trò chủ lễ cưới truyền thống, Người có uy tín- Nghệ nhân Ưu tú hướng dẫn các thành viên nhóm luyện tập thành thục nghi thức thức tái hiện. với thời lượng 15 phút mang đến người xem phong tục truyền thống đặc sắc của đồng bào Raglay huyện Bác Ái. Lễ cưới Raglay là điểm nhấn quan trọng trong Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025 được công chúng nhiệt liệt đón nhận, tán thưởng.
Trong các kỳ lễ hội của những năm trước, Người có uy tín Pi Năng Trách cũng đã tái hiện Nghi lễ Bỏ mả, Nghi lễ Báo hiếu của đồng bào Raglay góp phần quan trọng cho thành công của lễ hội. Theo ông Trách, Nghi lễ Ăn đầu lúa mới, bỏ mả, cưới truyền thống, báo hiếu là các ngho lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào Raglay huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Lễ cưới truyền thống của đồng bào Raglay kết thúc trong tiếng mã la hòa quyện tiếng kèn bầu vang vọng bản làng…
Toàn cảnh tái hiện Lễ cưới Raglay tại Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái 2025. Trao đổi với Người có uy tín – Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách, chúng tôi được biết, ông sinh năm Giáp Ngọ 1954, quê ở thôn Ma Oai, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái. Tháng 3/1970, khi vừa tròn 16 tuổi, ông gia nhập bộ đội Ama Hồ, được biên chế về đơn vị B5, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bác Ái Tây cho đến ngày bản làng được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
Sau khi phục viên, ông trở về quê hương, tham gia công tác tại địa phương và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như Trưởng Công an xã, cán bộ tư pháp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, Bí thư Chi bộ thôn Ma Oai. Đến năm 2017, ông bàn giao chức vụ Bí thư Chi bộ cho cán bộ trẻ và đảm nhận vai trò Người có uy tín của thôn Ma Oai.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng, tháng 3/2019, ông Pi Năng Trách vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực Tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian.
Trao đổi với Người có uy tín – Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách, chúng tôi được biết ông sinh năm Giáp Ngọ 1954, quê ở thôn Ma Oai, xã Phước Thắng, huyện Bác Ái. Tháng 3/1970, khi vừa tròn 16 tuổi, ông gia nhập bộ đội Ama Hồ, được biên chế về đơn vị B5, tham gia chiến đấu tại chiến trường Bác Ái Tây cho đến ngày bản làng được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
Sau khi phục viên, ông trở về quê hương, tham gia công tác tại địa phương và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như Trưởng Công an xã, cán bộ tư pháp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, Bí thư Chi bộ thôn Ma Oai. Đến năm 2017, ông bàn giao chức vụ Bí thư Chi bộ cho cán bộ trẻ và đảm nhận vai trò Người có uy tín của thôn Ma Oai.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng, tháng 3/2019, ông Pi Năng Trách vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực Tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian.