Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Bá Minh Truyền - 15:53, 20/05/2025

Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.

Di tích đền tháp Po Klong Garai
Di tích đền tháp Po Klong Garai

Lịch sử và kiến trúc đền tháp Po Klong Garai

Đền tháp Po Klong Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, dưới thời vua Jaya Simhavarman III. Theo truyền thuyết, ông có công lớn trong việc trị thủy, phát triển nông nghiệp và giữ gìn lãnh thổ. Sau khi mất, ông được người dân xây tháp để tưởng niệm và thờ phụng. Tháp Po Klong Garai là một trong những kiệt tác kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Chăm, phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Những viên gạch có màu đỏ sậm, được xếp chồng lên nhau khít đến mức không nhìn thấy vết vữa. Đây được xem là một trong những cụm tháp Chăm còn nguyên vẹn và đẹp nhất tại Việt Nam.

Quần thể tháp gồm ba ngôi tháp chính: tháp chính (có tượng thờ vua Po Klong Garai), tháp lửa và tháp cổng. Bên trong tháp có đặt phù điêu Mukhalinga-yoni Po Klong Garai, là không gian dâng lễ vật hằng năm của người Chăm. Tháp lửa là không gian tế thần lửa vào dịp Lễ hội Yuer Yang. Tháp cổng là lối lên tháp để dâng lễ của các chức sắc.

Các bức phù điêu, tượng trang trí trên tháp thể hiện những đề tài thần thoại Hindu giáo như hình ảnh thần Siva, bò thần Nandin và hoa văn trang trí hình sóng nước, cánh sen, lá xoắn… Kiến trúc tháp Po Klong Garai không chỉ mang vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn chứa đựng dấu ấn văn hóa, lịch sử và tâm linh của người Chăm. Đây là minh chứng sống động cho sự phát triển rực rỡ của một nền văn minh ảnh hưởng Ấn Độ giáo tồn tại trên dải đất miền Trung Việt Nam.

Tháp Po Klong Garai nhìn từ trên cao
Tháp Po Klong Garai nhìn từ trên cao

Lễ hội trên đền tháp Po Klong Garai

Tháp Po Klong Garai không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là nơi diễn ra những lễ hội truyền thống quan trọng của người Chăm. Các lễ hội này không chỉ mang tính tôn giáo mà còn là dịp để cộng đồng người Chăm bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên và thần linh. Hằng năm, người Chăm thực hành các lễ hội văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo như Yuer Yang, Katê, Cambur và Peh Bambeng yang (mở cửa tháp). Đặc biệt, là Lễ hội Katê thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến trải nghiệm rất nhiều.

Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người Chăm, được tổ chức hằng năm tại tháp Po Klong Garai vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9 và tháng 10 Dương lịch). Đây là lễ hội tôn vinh những vị anh hùng dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là dịp để cộng đồng Chăm bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh đã bảo vệ cuộc sống của họ. Lễ hội Katê của người Chăm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Các chức sắc dâng lễ vật tại đền tháp Po Klong Garai
Các chức sắc dâng lễ vật tại đền tháp Po Klong Garai

Tại tháp chính điện có đặt tượng thờ Mukhalinga-yoni Po Klong Garai, các nghi lễ được tổ chức long trọng với sự tham gia của các chức sắc tôn giáo Po Adhia, ông Basaih, ông Kadhar, bà Pajau, ông Camanei và người dân địa phương. Những lễ vật dâng cúng có hoa tươi, trái cây, trầu cau, rượu trứng, thịt gà, thịt dê tùy theo gia đình. Các nghi lễ quan trọng diễn ra trên đền tháp như mở cửa tháp, tắm tượng thần, mặc y phục, dâng lễ, hát xướng ca và múa mừng.

Phát huy giá trị di tích đền tháp

Lễ hội Katê diễn ra trên đền tháp Po Klong Garai đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày nay, di tích này không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu mà còn là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên đền tháp không chỉ có người dân địa phương mà còn có sự tham gia quản lý của Nhà nước.

Văn khắc là nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về ngôn ngữ, tín ngưỡng Bàlamôn giáo và tổ chức xã hội của người Chăm. Văn khắc và hiện vật ở tháp Po Klong Garai là những nguồn sử liệu sống động của một nền văn minh rực rỡ. Việc bảo tồn và nghiên cứu sâu rộng các di sản này là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, tại đền tháp còn lưu giữ, phát hiện một số hiện vật khảo cổ có giá trị, tiêu biểu như: Tượng thần Siva và bò thần Nandin, là những vị thần chính trong đạo Bàlamôn. Phù điêu Mukhalinga-yoni Po Klong Garai, thể hiện tín ngưỡng phồn thực và vũ trụ quan của người Chăm.

Nghi thức tắm tượng thần Po Klong Garai
Nghi thức tắm tượng thần Po Klong Garai

Các lễ hội trên đền tháp Po Klong Garai không chỉ là dịp để người Chăm tôn vinh các vị thần linh mà còn là không gian để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng người Chăm theo Dự án 6 về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đền tháp và tượng thờ của tháp Po Klong Garai đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và Bảo vật quốc gia. Đây là những giá trị văn hóa tiểu biểu tạo điểm nhấn thu khách du lịch tìm đến Ninh Thuận tham quan và trải nghiệm miền di sản văn hóa Chăm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 21 phút trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 26 phút trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 29 phút trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 31 phút trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 32 phút trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 34 phút trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 39 phút trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 40 phút trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.