Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), ông A Biu, già làng, Người có uy tín được dân làng xem là bậc thầy trong việc gìn giữ các nghề truyền thống và cồng chiêng. Bởi ông đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Ngày 17/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức họp mặt già làng, Người có uy tín tiêu biểu năm 2025, thông báo về kết quả công tác dân tộc của Mặt trận năm 2024 và quý I/2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, quý I/2025.
75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.
Gương sáng -
Minh Ngọc - Lam Phương -
14:59, 10/04/2025 Dẫu còn những khó khăn nhưng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng với gần 90% dân số là đồng bào Cơ Tu, vẫn là ngôi làng đẹp với mái nhà Gươl sừng sững. Để có được đổi thay đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, phải kể đến đóng góp của già làng Đinh Văn Trí. Dù ở độ tuổi 80 nhưng ông luôn nhiệt huyết, đi đầu trong các phong trào của thôn, góp phần đưa Phú Túc ngày càng sung túc.
Không chỉ giỏi nghề đan lát, già A Nuông còn là kho báu sống của đồng bào Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) khi am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán, văn hóa của buôn làng. Ông nắm rõ hát giao duyên, hát kể sử thi, biết đánh cồng chiêng và đã truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng.
Sáng 14/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm về hoạt động thực hiện bình đẳng giới và biểu dương các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới năm 2024.
Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi ngược đường rừng về các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, tìm đến nhà những già làng người DTTS để nghe kể về những ngày tháng chiến tranh và chứng kiến giờ khắc lịch sử của dân tộc trong ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975. Hầu hết những người còn sống đều ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng họ không thể nào quên cảm giác sung sướng khi đất nước hoàn toàn được giải phóng. Càng nhớ về những ngày tháng ấy, họ càng trân quý hoà bình và luôn cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của bản, làng.
Mặc dù chỉ mới 30 tuổi, nhưng anh Phạm Xuân Nghĩa, ở xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam rất được dân làng yêu quý gọi thân mật là “già làng”. Anh Nghĩa là một tấm gương sáng về phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con cùng vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, anh còn là người “truyền lửa”, khơi dậy tình yêu văn hoá cồng chiêng cho những bạn trẻ người Ca Dong.
Với vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, Người có uy tín ở khắp các thôn, làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum vẫn luôn theo dõi sát sao những hoạt động của người dân trong thôn, làng. Nắm bắt kịp thời những câu chuyện hằng ngày xung quanh việc phát triển KT-XH và kể cả những câu chuyện về tình cảm của con em trong các gia đình. Qua đó, kịp thời tuyên truyền, vận động và có giải pháp để không diễn ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức gặp mặt, biểu dương 60 vị già làng, trưởng thôn, Người có uy tín tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2024.
Thực hiện các chương trình MTQG, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hiệu quả. Một trong những giải pháp ấy, chính là khơi dậy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn dắt của đội ngũ Người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân trên địa bàn.
Media -
Ngọc Thu -
03:02, 30/08/2024 Xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông, Gia Lai) giáp nước bạn Campuchia có 4 thôn làng, với gần 50% dân số là người đồng bào DTTS. Những năm qua, Ia Púch đang dần chuyển mình, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Có được kết quả đó có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ Già làng, Trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng. Trong đó, có nữ Già làng, Người có uy tín Siu H’Phyin.
Đồng bào DTTS của tỉnh Bình Định chủ yếu sống tập trung tại các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão... Địa hình cách trở, một bộ phận người dân còn hạn chế trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong khi đó, các hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, kéo theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết. Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân càng được tỉnh chú trọng.
Vừa qua, Phòng Dân tộc Tp. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Kon Tum, Cuộc Điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành 100% so với kế hoạch và thời gian sớm hơn kế hoạch đề ra. Có được những kết quả đó ngoài sự nỗ lực của các cấp, ngành, điều tra viên thì có vai trò quan trọng của những người dẫn đường, họ chính là những thôn trưởng, già làng, Người có uy tín ở các thôn, làng vùng đồng bào DTTS.
Già làng Đinh Yom, 84 tuổi, dân tộc Ba Na ở làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai là một già làng uy tín, một Cựu chiến binh phát huy tốt phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Rời quân ngũ về địa phương, với vai trò là già làng, Người có uy tín trong suốt 24 năm qua, già làng Đinh Yom có nhiều đóng góp tích cực, cùng chung sức xây dựng buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tấm gương già làng, Người có uy tín luôn phát huy tinh thần “tuổi càng cao, chí càng lớn”, “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”. Họ luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, lan tỏa nhiều việc tốt trong cộng đồng các DTTS.