Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

T.Nhân - H.Trường - 07:45, 24/11/2024

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.

Phát huy vai trò của Người có uy tín, ông Trần Đình Sách đã nổ lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phát huy vai trò của Người có uy tín, ông Trần Đình Sách đã nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nhằm giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao kiến thức về pháp luật, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tăng cường công tác phối hợp với các cấp, ngành tổ chức các buổi tuyên truyền và trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở. Bên cạnh đó, Ban cũng phát huy vai trò của những già làng, Người có uy tín để việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả hơn.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có gần 600 Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Họ là những già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Đội ngũ này thường xuyên được tham gia tập huấn, phổ cập các kiến thức về pháp luật.

“Đội ngũ già làng, Người có uy tín sinh sống tại địa phương, cùng chung ngôn ngữ, gần gũi với bà con, am hiểu về các phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương nên thuận lợi trong tiếp cận, tuyên truyền và vận động bà con tuân thủ pháp luật, xây dựng gia đình hòa thuận, cộng đồng đoàn kết”, ông Hồ Công Thành, Phó trưởng Phòng Chính sách và Tuyên truyền - Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết.

Ông Trần Đình Sách, Người có uy tín ở Tổ dân phố 3, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn thông tin: Là một cán bộ ngành Tư pháp về hưu, tôi nhận thấy nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn phần lớn là xuất phát từ việc thiếu hiểu biết pháp luật.

Anh Hồ Văn Lắm - Người có uy tín ở Phước Sơn có vai trò quan trọng trong việc chung sức cùng chính quyền tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Anh Hồ Văn Lắm, Người có uy tín ở Phước Sơn có vai trò quan trọng trong việc chung sức cùng chính quyền tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Những mâu thuẫn chủ yếu đến từ đất đai, tài sản, nên bằng kinh nghiệm của mình, tôi giải thích, phân tích để người dân nắm rõ hơn về luật, từ đó hòa giải với nhau. Trong trường hợp không hòa giải được, chúng tôi cũng phân tích rõ về góc độ pháp luật để người dân thực hiện cho đúng, tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc về sau.

Ông Sách cũng là người đóng góp vai trò quan trọng về việc tuyên truyền nhằm xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo ông Sách, trước đây ở địa phương có xảy ra một số trường hợp như người dân bị đau ốm, thay vì đưa tới bệnh viện, thì người nhà lại tổ chức cúng bái. Hay có trường hợp, người nhà của người bệnh còn đâm trâu để cúng.

“Chúng tôi kiên trì vận động để người dân nâng cao nhận thức, không còn tin vào những chuyện viển vông như thế nữa. Người có bệnh thì nên đưa đến bệnh viện để bác sĩ chuẩn đoán và chữa trị. Chưa có cơ sở nào để nói rằng cúng bái sẽ hết bệnh, không những thế, cúng bái rất tốn kém”, ông Sách chia sẻ thêm.

Còn ở Bắc Trà My, anh Phạm Xuân Nghĩa được người dân yêu mến gọi là “già làng” khi chỉ mới 30 tuổi. Trong 7 năm làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 2 xã Trà Ka, anh góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) tránh xa các tệ nạn, đoàn kết xây dựng đời sống văn minh, bản làng phát triển. Để bà con tin tưởng và nghe theo, anh Nghĩa đã tiên phong trong việc làm ăn kinh tế, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Không chỉ là nghệ nhân gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu, già Bhling Blóo còn là cây cao bóng cả trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân.
Không chỉ là nghệ nhân gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu, già Bhling Blóo còn là cây cao bóng cả trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân

Già Bhling Blóo là một trong những “cây cao bóng cả” trong việc tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Cơ Tu ở xã Sông Kôn (Đông Giang) thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Theo kinh nghiệm của già, để bà con tin tưởng và nghe theo, trước tiên mình phải tiên phong trong gia đình, khuyên bảo con cháu hòa thuận, vươn lên làm ăn, không bê tha dính vào các tệ nạn.

“Đối với bà con, mình phải nói làm sao vừa có lý, lại hợp cái tình thì họ mới nghe. Vì vậy, mình phải thường xuyên cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, nhất là phải gần gũi để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của bà con thì mới tuyên truyền được tốt. Trong nhiều cuộc hòa giải tranh chấp, bên cạnh phân tích góc độ pháp luật của vụ việc, mình còn chia sẻ thêm về cái được, cái mất để người dân có cái nhìn đa chiều hơn”, già Blóo nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn lại có nhiều cách làm hay trong tuyên truyền, đẩy lùi các tập tục không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Ông nói: Những năm trước đây, Phước Sơn tồn tại nhiều hủ tục. Khi sinh con, đám hiếu, chữa bệnh… nhiều gia đình vẫn nặng về khâu cúng lễ rất tốn kém.

Đơn cử như trước đây, trong làng có người sinh đôi thì chỉ giữ lại một con, gia đình còn phải mua bò hoặc heo để cúng cho làng. Hay với trường hợp gia đình có người bị bệnh, thay vì đưa đến bệnh viện thì người dân lại thuê thầy về cúng và đãi heo cho cả làng ăn. Trước đây, khi đi chôn cất người đã mất, họ thường chôn rất cạn và lo chạy về vì sợ… con ma theo về làng quấy phá…

Những Người có uy tín đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động.
Những Người có uy tín đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động

Theo ông Dũng, việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải phân tích, giải thích để người dân dần thay đổi nhận thức. “Nhiều người trẻ ở làng đi học dưới các thành phố, huyện thị, họ thấy được cách làm ở dưới xuôi rất hay nên khi mình tuyên truyền thì họ thấy đúng và nghe theo. Mọi người cùng nhau góp ý kiến, từ đó những hủ tục dần được bãi bỏ”, ông Dũng nói thêm.

Quảng Nam hiện có 386 Người có uy tín tại các thôn, làng, khu phố vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong những năm qua, bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, họ có những đóng góp thiết thực trong việc vận động bà con vươn lên phát triển kinh tế, chấp hành pháp luật, đặc biệt là vận động phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Không những là gương điển hình về kinh tế, anh Hồ Văn Lắm (40 tuổi, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn) còn thường xuyên tham gia công tác tuyên truyền, vận động người dân về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. “Mình chia sẻ với người dân, nhất là những bạn trẻ về những hệ lụy mà tảo hôn gây ra, qua đó giúp họ nâng cao được hiểu biết mà tránh xa. Ngoài ra, trong các cuộc họp thôn, mình cũng đóng góp ý kiến, tuyên truyền về vấn đề này theo kiểu mưa dầm thấm lâu”, anh Lấm nói.

Theo ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam: Có thể khẳng định, già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh là lực lượng đặc biệt, đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và góp phần không nhỏ trong việc phát triển bền vững ở vùng đồng bào DTTS.

“Sự tận tụy và tâm huyết của đội ngũ Người có uy tín đã tạo nên những chuyển biến tích cực từ việc nâng cao ý thức pháp luật đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho Người có uy tín; chăm lo, thực hiện tốt các chính sách, kịp thời biểu dương để lực lượng này phát huy hơn nữa vai trò của mình trong đời sống cộng đồng”, ông A Lăng Mai chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Đắk Lắk: Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở

Đắk Lắk: Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở

Sức khỏe - Lê Hường - 15:58, 27/11/2024
Vừa qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.
Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định

Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định

Tin tức - Minh Anh - 14:27, 27/11/2024
Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.
Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 13:15, 27/11/2024
Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 13:03, 27/11/2024
Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia

Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 12:24, 27/11/2024
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Kinh tế - Minh Thu - 12:19, 27/11/2024
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 11:37, 27/11/2024
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.
Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 11:33, 27/11/2024
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Công tác Dân tộc - An Yên - 10:22, 27/11/2024
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất - xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 10:09, 27/11/2024
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.