Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Người có uy tín-Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng quê hương

Quỳnh Trâm - 12 giờ trước

Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến, những Người có uy tín càng thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cánh tay nối dài của Đảng và chính quyền

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.281 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, giữ vai trò cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Hệ thống Dân vận, MTTQ và các đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, vận động và triển khai các chính sách, dự án đến vùng DTTS, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Ông Triệu Văn Nguyên (người đứng) - Người có uy tín ở thôn Bình Sơn (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy) truyền dạy lại cho cộng đồng những nghi lễ văn hóa của người Dao để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Ông Triệu Văn Nguyên (người đứng) - Người có uy tín ở thôn Bình Sơn (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy) truyền dạy lại cho cộng đồng những nghi lễ văn hóa của người Dao để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Điển hình như ông Triệu Văn Nguyên, dân tộc Dao ở thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến pháp luật và thay đổi nhận thức của đồng bào về các hủ tục lạc hậu.

Ông Nguyên chia sẻ: “Những năm qua, tôi tập trung vận động bà con bỏ những phong tục không còn phù hợp, như việc tổ chức đám cưới, đám tang quá phô trương, gây tốn kém. Để bà con thay đổi, cần phải kiên trì giải thích, giúp họ hiểu và tin tưởng vào những điều tốt đẹp mà pháp luật và chính sách hướng tới.”

Nhờ sự kiên trì của ông Nguyên và sự tham gia của các Người có uy tín khác, đến nay, nhiều phong tục trong cộng đồng người Dao đã được điều chỉnh, góp phần xây dựng một đời sống văn minh, tiết kiệm hơn.

 Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền pháp luật, Người có uy tín còn là những người gương mẫu trong phát triển kinh tế. Họ chủ động xây dựng mô hình kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để khuyến khích bà con phát triển, nâng cao thu nhập.

Một trong những yếu tố giúp các Người có uy tín tạo sự tin tưởng và đồng lòng từ người dân chính là tinh thần tiên phong trong phát triển kinh tế. Bà Hoàng Thị Định, dân tộc Thổ Người có uy tín ở thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, là một tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế gia đình và vận động người dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Điển hình là bà Định đã rất tích cực vận động bà con hiến đất để làm đường, đồng thời tổ chức các phong trào trồng cây xanh, bảo vệ môi trường. Bà chia sẻ:

“Tôi luôn cố gắng đi đầu, làm gương cho bà con. Việc hiến đất, làm đường, cải tạo cảnh quan là để tạo ra môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho cộng đồng. Khi thấy tôi tiên phong, bà con cũng đồng lòng tham gia.”, bà Định chia sẻ

Không chỉ vậy, bà Định còn hỗ trợ bà con xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình, khuyến khích bà con trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất theo hướng bền vững. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người tại Xuân Hợp đã đạt trên 53 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 3 hộ, là minh chứng cho những nỗ lực của bà và sự đồng thuận của người dân.

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới

Tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, già làng Lò Văn Khằng, đã trở thành Người có uy tín, được đồng bào dân tộc Khơ Mú trong khu phố kính trọng và tin tin cậy, bởi cách sống mẫu mực của ông. Ông là một "nhịp cầu nối" giữa chính quyền và người dân, đã góp nhiều công sức cùng chính quyền vì cuộc sống của 169 hộ dân, 786 nhân khẩu trong khu phố.

Đội ngũ Người có uy tín ở miền núi Thanh Hóa luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đô thị văn minh
Đội ngũ Người có uy tín ở miền núi Thanh Hóa luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đô thị văn minh

Trên cương vị của mình, ông Khằng đã chủ động phối hợp cùng các cán bộ khu phố để tuyên truyền, vận động bà con thay đổi những tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh. Ông chia sẻ, việc thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống không chỉ là lý thuyết suông mà là những hành động cụ thể, từ việc chuyển đổi canh tác từ phương thức truyền thống "chọc lỗ, tra hạt" sang trồng lúa nước, trồng sắn, đến việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi cách xa nơi ở để giữ vệ sinh môi trường, "Để bà con tin tưởng và làm theo, tôi xác định phải 'miệng nói, tay làm'. Chỉ khi nhìn thấy hiệu quả, bà con mới tin và làm theo", ông nói

Một trong những đóng góp quan trọng của ông Khằng, là giúp bà con loại bỏ những hủ tục trong cưới hỏi, ma chay và lễ hội, để mọi sinh hoạt cộng đồng diễn ra một cách văn minh, tiết kiệm. Nhờ sự hướng dẫn và vận động của ông, bà con đã thay đổi từ việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi theo phong tục cũ tốn kém sang cách thức gọn nhẹ, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế và nếp sống hiện đại. Không chỉ vậy, ông Khằng còn vận động bà con di dời chuồng trại chăn nuôi xa nơi ở, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

Cùng với đó, ông Khằng cũng đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Khơ Mú. Các lễ hội và nghi thức của đồng bào như lễ cúng mùa, lễ hội mừng cơm mới được duy trì, là dịp để người dân cùng nhau ôn lại truyền thống và gìn giữ bản sắc dân tộc. Chính nhờ sự tâm huyết và uy tín của ông, mà người dân khu phố Đoàn Kết vừa có cuộc sống văn minh hiện đại, vừa bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Theo bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín chính là “cánh tay nối dài” của Đảng và chính quyền, giúp truyền tải chính sách một cách hiệu quả nhất đến từng thôn, bản, từng gia đình. Với sự am hiểu sâu sắc về văn hóa địa phương và lòng kính trọng từ người dân, các Người có uy tín đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong việc phổ biến pháp luật, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Từ sự góp sức của đội ngũ Người có uy tín, bộ mặt nông thôn miền núi Thanh Hóa ngày càng khởi sắc.
Từ sự góp sức của đội ngũ Người có uy tín, bộ mặt nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khởi sắc.

Nhận thức được tầm quan trọng của Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, động viên nhằm phát huy vai trò của họ.

Hiện tại, Người có uy tín được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách dân tộc, phát triển kinh tế, và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sự động viên về vật chất và tinh thần, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò của mình, giúp họ tự tin hơn khi vận động bà con thực hiện chính sách và pháp luật.

Hàng năm, Người có uy tín còn tham gia vào các cuộc họp, hội thảo do chính quyền địa phương tổ chức để thảo luận, đóng góp ý kiến, giúp xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 

Sự tham gia tích cực này, không chỉ góp phần giải quyết khó khăn cho vùng DTTS mà còn tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng. Họ không chỉ là những “cánh chim đầu đàn” khởi xướng, thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn là những người giữ lửa văn hóa dân tộc. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) tổ chức gặp mặt, tọa đàm, giao lưu và trao phương tiện nghe nhìn phù hợp cho già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Co xã Tam Trà.
Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ Y tế đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Tin tức - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật hình thức Khiển trách và phải nghỉ hưu trước tuổi, do có vi phạm trong quá trình đấu thầu, xây dựng chương trình giáo dục vùng núi, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khó khăn.
Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Sự kiện - Bình luận - BDT - 7 giờ trước
Kính gửi: Các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ thẩm định giá
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 7 giờ trước
Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Khai mạc Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sắc màu 54 - Xuân Hải - 7 giờ trước
Hướng đến kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Gương sáng - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Chiều 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, tuyên dương điển hình tiên tiến năm 2024 và Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Tin tức - Khánh Hòa (Hội LHPN tỉnh Cao Bằng) - 7 giờ trước
Sáng 14/11, tại Nhà văn hóa trung tâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” cấp tỉnh 2024.
Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Công tác Dân tộc - An yên - 9 giờ trước
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.