Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Huyền Khánh - 3 giờ trước

Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...

Người có uy tín tích cực đến các hộ gia đình tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước
Người có uy tín tích cực đến các hộ gia đình tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước

Khi trưởng bản làm công tác “dân vận”

Tại huyện Na Hang, nơi đồng bào DTTS chiếm phần lớn số dân với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với diện tích tự nhiên rộng, cộng thêm sự khác nhau giữa phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng khiến cho việc tiếp cận, tuyên truyền của các cán bộ thêm phần khó khăn.  

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.115 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, Người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp tin tưởng, bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào.

Do đó, việc bầu ra những già làng, trưởng bản, đồng thời là Người có uy tín luôn được chú trọng. Đây là những "hạt nhân" đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp gắn kết cộng đồng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tiên phong trong các phong trào hoạt động, giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế, có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Thôn Nà Ngoãng, xã Côn Lôn, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao và còn nhiều khó khăn của huyện Na Hang. Toàn thôn có 80 hộ dân nhưng tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trước đây luôn ở mức cao. 

Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng thôn, Người có uy tín của Nà Ngoãng đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, tập trung lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo. Để tiếng nói có trọng lượng với người dân trong thôn, ông Lý tiên phong thay đổi tư duy làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ông khởi nghiệp khi đã gần 50 tuổi. Năm 2012, ông bắt đầu trồng và chăm sóc 15ha rừng, với cây mỡ và keo. Sau vài năm thì rừng có thu nhập, kinh tế khấm khá, các con ra trường có việc làm ổn định. 

Ông Lý là người hiểu rõ tầm quan trọng của việc được học hành sẽ cơ hội vươn lên thoát nghèo, nên ông luôn dạy dỗ các con của mình phải học hành đến nơi đến chốn. Ban đầu là dạy các con, sau là khuyên bảo các cháu trong gia đình. Dần dần mọi người thấy được ý nghĩa của việc học nên đã quan tâm động viên con cái đi học, qua đó góp phần ngăn chặn được nạn tảo hôn...

Ông Lý cho biết thêm: “Khi được bầu làm Người có uy tín, tôi đã tích cực tuyên truyền đến người dân trong các buổi họp thôn, ngày đại đoàn kết ở khu dân cư. Bên cạnh đó, phối hợp với cán bộ thôn, xã đến từng hộ dân kiểm tra việc đăng ký kết hôn, mạnh tay xử lý theo hương ước, lập biên bản các cặp đôi chưa đủ tuổi chuẩn bị kết hôn và báo cáo với chính quyền để can thiệp kịp thời”.

Cũng giống như ông Lý, ông Nguyễn Văn Bộ, Trưởng thôn Nặm Cằm (xã Thượng Giáp) và là Người có uy tín, cũng là người chứng kiến không ít nỗi đau vì tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Khi được bầu làm Người có uy tín trong thôn, ông tâm niệm phải bằng mọi giá ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bằng cách thường xuyên tuyên truyền đến bà con về những tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Bộ, nhớ lại: “Thoạt đầu, người dân không nghe, hoặc không quan tâm, song tôi nhận thấy phải kiên trì bằng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”. Nói mãi rồi người dân cũng nghe. Nếu trước kia trong thôn thường xuyên có từ 4 đến 5 cặp tảo hôn, thì nay con số này đã giảm đáng kể”.

Người có uy tín được tham gia tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS
Huyện Na Hang chú trọng tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS đến đội ngũ cốt cán, cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương

Đồng lòng, chung tay giải “bài toán” tảo hôn

Ông Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Na Hang cho biết, thực hiện Tiểu dự án 2 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành, huyện cũng đã tăng cường phát huy vai trò “mũi nhọn” của Già làng, Trưởng bản là Người có uy tín ở cơ sở, nhờ đó số cặp vợ chồng tảo hôn qua các năm có xu hướng giảm dần.

Đặc biệt,  huyện Na Hang cũng đã xây dựng các kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 9 Chương trình (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024.

Để thực hiện hiệu quả Đề án và Kế hoạch trên, lhuyện đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, các địa phương, phát huy vai trò của người cốt cán. Người có uy tín trong đồng bào DTTS và miền núi về tuyên truyền, vận động về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chung tay gìn giữ và phát huy những phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào, loại bỏ những tập quán, hủ tục lạc hậu; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS; góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Đồng thời, huyện Na Hang cũng tích cực tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì và triển khai mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” tại các địa bàn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp xã, thôn, bản trong việc tuyên truyền, tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình tại thôn, bản; tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho học sinh người DTTS trong độ tuổi từ 13 tuổi đến 18 tuổi hiểu biết về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân và gia đình....

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Vùng miền Tây Nam bộ là vựa lúa gạo trù phú lớn nhất cả nước. Đặc điểm sông nước trải rộng mang lại nguồn sinh kế đa dạng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm địa hình như vậy nên đời sống của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình giảm nghèo), các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động đa dạng nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo,.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Sáng 23/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 3 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 3 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào

Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai, tối 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã diễn ra Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ

Công tác Dân tộc - Huệ Khánh - 4 giờ trước
Vùng miền Tây Nam bộ là vựa lúa gạo trù phú lớn nhất cả nước. Đặc điểm sông nước trải rộng mang lại nguồn sinh kế đa dạng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng bởi đặc điểm địa hình như vậy nên đời sống của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình giảm nghèo), các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động đa dạng nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân thoát nghèo,.
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Sắc màu 54 - Tạ Đức Hạnh - 5 giờ trước
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Kinh tế - Bảo Anh - 6 giờ trước
Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị)
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Pháp luật - Kim Thu - 6 giờ trước
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...