Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
200 bức ảnh, hơn 60 trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS cùng những câu chuyện thú vị và hiện vật đặc sắc trong cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle ghi lại trên hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, hiện đã có mặt trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.
Với việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thái Nguyên tiếp tục có những đột phá ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). Sự phát triển của vùng “lõi nghèo” đã góp phần quan trọng để Thái Nguyên tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT – XH được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Triển khai Chương trình MTQG 1719, cùng với nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội trong tuyên truyền, vận động và giám sát, phản biện xã hội. Nhờ đó, các chương trình, dự án được triển khai bảo đảm đúng tiến độ, địa bàn và đối tượng thụ hưởng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình MTQG 1719.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Chi Lăng đã đạt được một số kết quả nhất định, qua đó góp phần từng bước hoàn thành các mục tiêu đặt ra của Chương trình.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Media -
Vàng Ni -
22:42, 02/09/2023 Lễ chào cờ là một trong những hoạt động mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tổ chức chào mừng Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9. Phóng viên ghi lại những hình ảnh đẹp này tại Suối Giàng.
“Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” tại Thái Nguyên đặt mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là một trợ lực mạnh mẽ để mục tiêu mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước tiếp tục được về đích với nhiều thành quả vượt bậc.
UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND về việc thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa là một trong những nội dung thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngành Tư pháp tỉnh Thái Nguyên đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Gần đây ca khúc “À Lôi” của rapper Double2T, được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ của dân tộc Tày, đã thu hút được đông đảo giới trẻ. Sau khi bài hát “À Lôi” ra đời, rất đông giới trẻ “bắt hot trend” (trào lưu, xu hướng thịnh hành giới trẻ) theo bài hát À Lôi. Tuy nhiên, điều đáng nói là, giới trẻ lại dùng hình ảnh trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số khác để “biến hình” trên các nền tảng mạng xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trong đồng bào DTTS là một giải pháp được tỉnh Thái Nguyên chú trọng trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã chủ động biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Qua đó, giúp người bệnh được tiếp cận với các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh ngay tại địa phương, giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo, vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, hỗ trợ téc chứa nước cho hộ nghèo là người DTTS. Nhờ được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nên nguồn nước sạch hợp vệ sinh đã được đưa về từng hộ dân. Theo đó, y thức thực hiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân của người dân đã ngày càng được nâng cao.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Nhờ đó, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được đẩy lùi.
Chiều 15/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), được sự ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, bà Nguyễn Thị Hồng Huệ - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì tiếp và gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 13 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Dương
Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo. Đó là nội dung được báo cáo tại Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức chiều 9/8.
Ngày 11/8, tại Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Ngày hội giao lưu văn hóa thể thao thanh niên DTTS, thanh niên tín đồ tôn giáo" năm 2023.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.