Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

A Biu - Người đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn văn hóa dân tộc

Ngọc Chí - 5 giờ trước

Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), ông A Biu, già làng, Người có uy tín được dân làng xem là bậc thầy trong việc gìn giữ các nghề truyền thống và cồng chiêng. Bởi ông đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bên mái hiên căn nhà nhỏ đơn sơ, đôi bàn tay sần sùi với nhiều nếp nhăn theo thời gian, nghệ nhân A Biu vẫn đang miệt mài chẻ từng nan lạt, vuốt bóng bẩy và đều nhau, rồi đem hong khô, nhuộm màu để tạo các hoa văn trên thân gùi. Các công đoạn khác như cài nan, tạo hoa văn, làm vành, dây ràng, quai và đế đều được ông làm rất mượt mà bằng đôi tay tài hoa, sự khéo léo và tỉ mẩn.

Nghệ nhân A Biu vẫn đang miệt mài chẻ từng nan lạt, vuốt bóng bẩy và đều nhau để đan những chiếc gùi truyền thống của người Xơ Đăng
Nghệ nhân A Biu vẫn đang miệt mài chẻ từng nan lạt, vuốt bóng bẩy và đều nhau để đan những chiếc gùi truyền thống của người Xơ Đăng

Nghệ nhân A Biu chia sẻ: Nghề đan lát từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Xơ Đăng. Nghề đan lát được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trường tồn đến ngày hôm nay. Ông được học nghề từ cha mình và sớm thành thạo các kỹ thuật đan gùi, rổ, rá, nong nia, đơm cá, cùng nhiều vật dụng truyền thống khác.

Theo nghệ nhân A Biu, để có được những sản phẩm đẹp và bền cần chú trọng đến việc chọn nguyên liệu. Những cây lồ ô, nứa, tre phải có độ già vừa phải, được xử lý kỹ lưỡng qua các công đoạn như ngâm nước, phơi khô, chẻ lạt, nhuộm màu từ lá và rễ cây rừng. Nhờ vậy, các sản phẩm đan lát mới có tính thẩm mỹ cao và bền chắc theo thời gian.

Một trong những sản phẩm đan lát nổi tiếng của nghệ nhân A Biu là gùi. Gùi của nghệ nhân A Biu nổi tiếng bền đẹp và đầy đủ các nét truyền thống của người Xơ Đăng, luôn có các hoa văn tôn vinh thêm vẻ đẹp người phụ nữ và khí phách người đàn ông khi mang.

Chiếc gùi do nghệ nhân A Biu làm ra nổi tiếng bền đẹp và đầy đủ các nét văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng
Chiếc gùi do nghệ nhân A Biu làm ra nổi tiếng bền đẹp và đầy đủ các nét văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng

“Xưa cha tôi là người đan gùi có tiếng trong làng và tôi được truyền nghề từ ông. Công việc đan lát được mặc định là việc dành cho những người đàn ông, đan ra những vật dụng được sử dụng hàng ngày vật dụng này cũng dùng để trao đổi, buôn bán với những người có nhu cầu trong làng hoặc cũng có thể dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Tôi thấy mình có trách nhiệm giữ và truyền nghề cho thế hệ sau để không bị mai một”, nghệ nhân A Biu chia sẻ.

Không chỉ giỏi đan lát, nghệ nhân A Biu còn nổi tiếng với khả năng tạc tượng gỗ dân. Đam mê nghệ thuật tạc tượng từ khi còn nhỏ và được cha quan tâm chỉ bảo, nghệ nhân A Biu được chỉ dạy kỹ thuật tạc tượng, đến năm 20 tuổi đã thành thạo các bước trong quá trình tạc tượng, có thể làm ra những bức tượng gỗ để tại nhà rông và tạc tượng gỗ cho các gia đình có nhu cầu trong làng.

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, những bức tượng của nghệ nhân A Biu ngày càng có độ sắc sảo cao, được các địa phương tìm đến để mua hay đặt hàng. Tượng gỗ của nghệ nhân A Biu mang đậm dấu ấn văn hóa của người Xơ Đăng, với những hình ảnh quen thuộc như phụ nữ giã gạo, đàn ông săn bắn, già làng uống rượu cần hay cảnh sinh hoạt đời thường. Những bức tượng được tạc bằng những công cụ thô sơ nhưng lại chứa đựng tâm hồn, câu chuyện và nỗi niềm riêng của những nghệ nhân làm ra nó.

Với nghệ nhân A Biu, được truyền nghề đan lát cho mọi người dân trong làng là niềm vui và hạnh phúc nhất
Với nghệ nhân A Biu, được truyền nghề đan lát cho mọi người dân trong làng là niềm vui và hạnh phúc nhất

Nghệ nhân A Biu chia sẻ: Tạc tượng gỗ là niềm đam mê của tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bất cứ khúc gỗ nào với đủ hình dáng, kích thước đều được tôi tận dụng để đẽo, tạc theo những sở thích riêng. Nhà không ai theo nghề tạc tượng nhưng mình nhìn thấy thích quá nên vẫn đi theo người già, nghệ nhân trong làng để học. Cái hay nhất ở tạc tượng gỗ là, qua đó có thể hình dung đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như nội tâm của người chế tác tượng gửi gắm trong linh hồn của tượng.

Bên cạnh đan lát và tạc tượng, nghệ nhân A Biu còn là người duy nhất dạy đánh cồng chiêng ở làng Ke Joi, giúp bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này trong đời sống cộng đồng. Ông đã truyền dạy cho nhiều thế hệ thanh niên trong làng biết thực hành nghề đan lát, tạc tượng gỗ dân gian và đánh cồng chiêng.

Anh Si Mon, Thôn trưởng làng Ke Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Già làng, Người có uy tín A Biu là một bậc thầy am hiểu về văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng. Hiện nay, bằng uy tín, kinh nghiệm của mình, ông đang nỗ lực truyền dạy lại các nghề truyền thống và cồng chiêng cho nhiều thế hệ trẻ trong làng. Nhờ sự đóng góp của già A Biu mà làng đã thành lập được 2 đội cồng chiêng, múa xoang và nhiều người biết nghề đan lát, tạc tượng.

75 tuổi đời, hơn 50 năm năm gắn bó với nghề thủ công truyền thống, A Biu không chỉ là một nghệ nhân tài hoa, mà còn có công lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa của người Xơ Đăng ở vùng đất biên giới Ngọc Hồi đầy nắng và gió. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu trong trang phục của phụ nữ người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì

Sắc màu trong trang phục của phụ nữ người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao đỏ ở Hà Giang thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận vươn mình trên miền đất khô hạn

Bình Thuận vươn mình trên miền đất khô hạn

Xã hội - Khánh Thư - 2 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 1,16%, thu nhập bình quân đầu người gần 60 triệu đồng/người/năm. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, vùng đồng bào DTTS Bình Thuận đã có bước tiến mạnh mẽ, vươn mình trên miền đất khô hạn, đầy nắng và gió.
Hà Giang: Hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.967 căn nhà trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.967 căn nhà trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tính đến hết ngày 18/4, toàn tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng 4.573 căn nhà tạm, nhà dột nát và 2.967 căn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Bên cạnh nguồn vốn của Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ thêm 86 hộ gia đình xây dựng mới, hoặc sửa chữa nhà ở.
Đến 31/12/2025: Không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Đến 31/12/2025: Không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo quy định, trường hợp không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định, chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bình Định: Sở Dân tộc và Tôn giáo chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân Lễ Phục sinh

Bình Định: Sở Dân tộc và Tôn giáo chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân Lễ Phục sinh

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Định do ông Lương Đình Tiên - Giám đốc Sở, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng Ban Đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam tại Hội thánh Tin lành khu 6 (Tp. Quy Nhơn), Tòa Giám mục Giáo phận Quy Nhơn.
Gia Lai: Lật xe ô tô đưa đón học sinh trên Quốc lộ 19

Gia Lai: Lật xe ô tô đưa đón học sinh trên Quốc lộ 19

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Sáng 22/4, xe ô tô đưa đón học sinh bị lật trên Quốc lộ 19 đoạn qua thôn Thanh Bình, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai). Vụ tai nạn khiến nhiều người bị thương.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
PC Kon Tum triển khai tuyên truyền an toàn điện, tiết kiệm điện tại trường học

PC Kon Tum triển khai tuyên truyền an toàn điện, tiết kiệm điện tại trường học

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng năm 2025, trong thời gian cao điểm mùa nắng nóng (từ tháng 4 đến tháng 5), các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) tổ chức hoạt động tuyên truyền an toàn điện, tiết kiệm điện tại 10 trường học trên địa bàn tỉnh.
Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam . Vườn Cherry ở Khánh Vĩnh. Nhà trình tường - Sáng tạo của người Mông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Yêu cầu bảo vệ đàn cò ốc quý hiếm di cư qua địa bàn

Gia Lai: Yêu cầu bảo vệ đàn cò ốc quý hiếm di cư qua địa bàn

Môi trường sống - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công - Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã có văn bản yêu cầu UBND xã Ia Mrơn và các ngành, đoàn thể bảo vệ đàn cò ốc quý hiếm di cư qua địa bàn.
Nhìn lại lịch sử hào hùng, tôn vinh giá trị hòa bình qua “Bài ca thống nhất”

Nhìn lại lịch sử hào hùng, tôn vinh giá trị hòa bình qua “Bài ca thống nhất”

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Tối 21/4, tại Nhà hát Quân đội - Khu vực phía Nam (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng “Bài ca thống nhất”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thời sự - PV - 22:35, 21/04/2025
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.