Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

PV - 16:00, 04/04/2025

Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân Ưu tú A Lễ (bản Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ở lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian. (Ảnh: NGỌC LIÊN)
Nghệ nhân Ưu tú A Lễ (bản Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ở lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian. (Ảnh: NGỌC LIÊN)

Năm 2019, ông A Lễ ở bản Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) vui mừng đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú ở lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian. Vào thời điểm đó, ông được nhận khoảng 13 triệu đồng “tiền danh hiệu”. Tuy nhiên, về sau không còn nhận được bất kỳ khoản tiền thưởng hay trợ cấp nào khác.

Thu nhập của nghệ nhân A Lễ được khá ít ỏi từ công việc truyền dạy cồng chiêng hoặc tham gia biểu diễn văn nghệ. Là người Xơ Đăng nhánh Mơ Nâm, ông A Lễ rất am hiểu kỹ thuật cồng chiêng, thổi tà vẩu và đan lát. Trong đó, âm thanh phát ra từ sáo tà vẩu ngân vang, hòa nhịp cùng giai điệu cồng chiêng tạo nên sự lôi cuốn và sắc thái riêng trong những màn diễn xướng của người Mơ Nâm. Năm nay hơn 70 tuổi, nghệ nhân A Lễ vẫn tích cực dạy đánh cồng chiêng cho lớp trẻ.

Tương tự, già làng A Jring Đeng, dân tộc Ba Na (nhóm Jơ Lơng) ở làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực phi vật thể vào năm 2018. Là người giàu kinh nghiệm về kỹ thuật cồng chiêng, dưới mái nhà rông của làng, già vẫn tận tâm truyền dạy đánh chiêng cho thế hệ trẻ mà không đòi hỏi bất cứ khoản thù lao hay kinh phí nào.

Ở buôn Akô Dhông, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nghệ nhân Ama H’Loan năm nay đã gần 90 tuổi nhưng vẫn cần mẫn làm ra các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê, như: Đǐng buôt, Đǐng năm, Đǐng tăk ta. Là một trong những nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc còn lại của cả tỉnh Đắk Lắk, được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú năm 2019, am hiểu cả sử thi, chỉnh âm cồng chiêng, nhưng giờ đây nhịp đánh cồng chiêng của ông không còn được vang lên trong không gian văn hóa truyền thống mà góp mặt cùng đội văn nghệ buôn để phục vụ du khách.

Tiền thù lao ít ỏi từ những đêm diễn không tương xứng với cống hiến, đóng góp của già Ama H’Loan trong công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể.

Thực tế là ở địa bàn dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, công tác bảo tồn văn hóa gặp nhiều khó khăn từ con người đến kinh phí. Nguồn tiền Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, còn công tác tự truyền dạy trong cộng đồng là chủ yếu. Nhiều địa phương chỉ mở được những lớp truyền dạy ngắn hạn trong khoảng hai tuần để học viên tiếp cận các kiến thức về văn hóa phi vật thể ở mức cơ bản.

Về lâu dài, chính nghệ nhân tiếp tục công việc sưu tầm, truyền dạy trong cộng đồng. Những nghệ nhân có danh hiệu hay được cộng đồng tôn vinh đều một lòng giảng dạy tri thức, kiến thức của văn hóa dân tộc mình. Dù mức tiền thưởng hạn chế, thậm chí không có thù lao, nhưng với tấm lòng trân quý di sản cha ông và lòng nhiệt tình, các nghệ nhân vẫn bền bỉ trao truyền.

Thêm nữa, những nghệ nhân trong cộng đồng thật sự là cuốn từ điển sống động về văn hóa lịch sử tộc người; là sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, gắn kết cộng đồng. Nhiều nghệ nhân là người có uy tín, là già làng được cộng đồng tin tưởng, quý trọng.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại, bên cạnh kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ có thêm nguồn lực để mở các lớp học hát kể sử thi.

Trong đó, đội ngũ trực tiếp truyền dạy chính là các nghệ nhân đang nắm giữ di sản này. Tỉnh sẽ xây dựng cơ chế để nghệ nhân hát kể sử thi có lương, phần nào hỗ trợ đời sống và động viên họ gắn bó với công tác gìn giữ giá trị của sử thi.

Sau khi Luật Di sản văn hóa năm 2024 được thông qua vào cuối năm 2024, mới đây, đầu tháng 1/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó quy định mức trợ cấp sinh hoạt hằng tháng đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

Ngoài ra, họ còn được hưởng trợ cấp 100% tiền đóng bảo hiểm y tế… phù hợp bối cảnh thực tế. Dự thảo này đang đón nhận sự quan tâm của nhiều nghệ nhân và các cơ quan quản lý văn hóa.

Trong bối cảnh các nghệ nhân, chủ nhân di sản ngày càng ít đi thì chính sách, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ thỏa đáng sẽ là sự ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với vai trò, tài năng của lực lượng nòng cốt này trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Hố Thác - hoang sơ quyến rũ nơi núi rừng Quảng Nam

Hố Thác - hoang sơ quyến rũ nơi núi rừng Quảng Nam

Hố Thác nằm cách trung tâm huyện Thăng Bình (Quảng Nam) khoảng 15km về phía Tây Nam, đây là một khu du lịch sinh thái vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ. Nơi đây không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên xanh mát, lắng nghe tiếng suối róc rách và tận hưởng bầu không khí trong lành, tĩnh lặng của núi rừng.
Tin nổi bật trang chủ
Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Ẩm thực - Tào Đạt - 3 phút trước
Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII, năm 2025, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.
Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Thời sự - PV - 3 phút trước
Chiều 6/4, theo đề nghị của phía Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về tình hình quan hệ song phương và đánh giá về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Thể thao - Ngọc Chí - 3 phút trước
Tối 6/4, tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Vòng bảng giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025.
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 5 giờ trước
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 6 giờ trước
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 6 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.