Chiều 7/2, tại xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức “Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn.
Xã hội -
Hoàng Anh -
07:11, 25/12/2022 Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, hàng chục năm nay, già làng A Lăng Đàn, SN 1946, dân tộc Cơ Tu, thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy, trách nhiệm với việc tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, xây dựng cuộc sống mới. Bản thân già luôn nêu gương, là tấm gương sáng cho bà con noi theo.
Già A Mơ, năm nay đã 82 tuổi, sinh sống tại làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum là một trong số ít người giữ được nghề đan lát, một nghề đã có từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Già nói, điều mà già A Mơ luôn trăn trở, là "không có mấy đứa thanh niên biết đan lát".
Nhắc đến già làng A Lău, năm nay đã ngoài 75 tuổi, ở làng Kroong Klah, xã Kroong, thành phố Kon Tum, người dân nơi đây ai cũng yêu mến và kính trọng bởi những việc ông làm cho đồng bào. Đặc biệt là vai trò "đầu tàu” trong việc vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tiên phong xóa bỏ hủ tục tại địa phương.
Với vai trò là già làng Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (Kon Tum), ông A Thứk luôn gương mẫu đi đầu trong việc tham gia thực hiện các phong trào của địa phương; tuyên truyền, vận động đồng bào Gié Triêng chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Với những đóng góp tích cực, ông luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước vừa tổ chức chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh miền Trung cho 29 đại biểu là già làng tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Không chỉ động viên, tuyên truyền để cộng đồng người DTTS thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mà chính họ - những già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là những tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, đẩy đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
LTS: Trong giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 13.504 Người uy tín, gồm: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người sản xuất giỏi của 10 dân tộc sinh sống nơi các bản làng miền Tây. Cùng với các cấp chính quyền, bằng uy tín, tiên phong, trách nhiệm, phát huy vai trò tập hợp…; họ đã sát cánh cùng đồng bào, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; thi đua phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đội ngũ già làng, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, trở thành cầu nối gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân.
Tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Hội nghị biểu dương già làng, Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Một thời gian sau lễ cưới, khi cuộc sống gia đình đã ổn hơn, nhiều chàng rể Cơ Tu bắt đầu lên kế hoạch báo hiếu cha mẹ vợ.
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông Kon Yông Ha Bông (Bon Liêng Krắc 1, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông) là già làng, Người có uy tín, luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn và phát huy khối Đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của bà con.
Ngày 8/6, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy đã tổ chức gặp mặt điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều nhân Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình.
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa tổ chức khai mạc lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng cho các thanh niên là người đồng bào DTTS của xã Gung Ré.
Ngày 27/5, Bình Phước tổ chức Hội nghị biểu dương 99 già làng, Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Đến thôn Plei Jơ Drợp, xã Đăk Năng (TP. Kon Tum) hỏi chuyện về già làng A Ker, ai ai cũng biết đến ông là tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp và đi đầu trong các phong trào tại địa phương, luôn được đồng bào tin yêu và kính trọng.
Những già làng, trưởng bản, Người có uy tín từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đất nước hoà bình, họ trở về quê hương xây dựng cuộc sống và không ngừng đóng góp cho cộng đồng, dân tộc.
Khi ở tuổi 67, bà Hồ Thị Phuôn ở bản Pa Tầng, xã Đa Krông (huyện Đa Krông, Quảng Trị) chính thức nhận sợi dây truyền thống kế tục từ người chồng làm già làng. Phần đông người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng tín nhiệm bà, nhưng cũng không ít người lo lắng, sợ bà không kham nổi trọng trách này.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Cùng dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc cùng các lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và 92 đại biểu là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.
Huyện Minh Long (Quảng Ngãi) ngày càng khởi sắc. Có được điều này là nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và người dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đáng ghi nhận là tấm lòng vàng của các già làng, khi đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng quê hương.