Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông Kon Yông Ha Bông (Bon Liêng Krắc 1, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông) là già làng, Người có uy tín, luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn và phát huy khối Đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của bà con.
Ngày 8/6, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy đã tổ chức gặp mặt điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều nhân Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình.
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa tổ chức khai mạc lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng cho các thanh niên là người đồng bào DTTS của xã Gung Ré.
Ngày 27/5, Bình Phước tổ chức Hội nghị biểu dương 99 già làng, Người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Đến thôn Plei Jơ Drợp, xã Đăk Năng (TP. Kon Tum) hỏi chuyện về già làng A Ker, ai ai cũng biết đến ông là tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp và đi đầu trong các phong trào tại địa phương, luôn được đồng bào tin yêu và kính trọng.
Những già làng, trưởng bản, Người có uy tín từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đất nước hoà bình, họ trở về quê hương xây dựng cuộc sống và không ngừng đóng góp cho cộng đồng, dân tộc.
Khi ở tuổi 67, bà Hồ Thị Phuôn ở bản Pa Tầng, xã Đa Krông (huyện Đa Krông, Quảng Trị) chính thức nhận sợi dây truyền thống kế tục từ người chồng làm già làng. Phần đông người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng tín nhiệm bà, nhưng cũng không ít người lo lắng, sợ bà không kham nổi trọng trách này.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Cùng dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc cùng các lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và 92 đại biểu là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.
Huyện Minh Long (Quảng Ngãi) ngày càng khởi sắc. Có được điều này là nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và người dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đáng ghi nhận là tấm lòng vàng của các già làng, khi đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng quê hương.
Huyện Đồng Xuân (Phú Yên) có 16 Người có uy tín, phần lớn là già làng, cán bộ hưu trí và nông dân sản xuất giỏi. Thời gian qua, Người có uy tín luôn góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và người đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Nhiều người quan niệm Người có uy tín trong cộng đồng DTTS là “cây cao bóng cả” nhiều tuổi, có đủ thời gian trải nghiệm cuộc sống, có lời nói “đủ nặng” để bà con nghe. Thế nhưng, ở một số bản làng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, có những đảng viên trẻ thế hệ 8x, 9x đã trở thành điểm tựa, chỗ dựa vững chãi cho dân bản. Họ đã được bà con bình bầu là Người có uy tín.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã thể hiện vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động Nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư...
Trong 2 ngày (23 và 24/1), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Nam tỉnh Lê Văn Dũng dẫn đầu Đoàn công tác của tỉnh có chuyến thăm, chúc Tết và động viên các già làng, Người có uy tín trong cộng đồng DTTS tại các xã biên giới huyện Nam Giang. Tham gia Đoàn công tác còn có Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phan Thái Bình và Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thùy Dung.
Đồn Biên phòng (ĐBP) Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An) vừa tổ chức gặp mặt các già làng, trưởng bản, Người có uy tín trên địa bàn 2 xã tái định cư Ngọc Lâm và Thanh Sơn. Đây là hoạt động thường niên không chỉ thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân, mà còn là dịp để cán bộ chiến sĩ của ĐBP nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con dân bản đóng chân trên địa bàn.
Từ nhiều năm nay, những chiếc cồng, chiếc chiêng ở làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) bị lạc nhịp, mất tiếng đều được các già làng miệt mài “chỉnh giọng” để thanh âm của cồng, chiêng vang mãi nơi đại ngàn.
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị biểu dương 58 vị già làng, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện năm 2021.
Với dân làng Bot Grek, xã Hnol, huyện Đak Đoa (Gia Lai), già làng Đôih có công đầu trong việc tạo nên cánh đồng Bơ Nan rộng 20 ha để trồng lúa nước 2 vụ. Và suốt 15 năm qua, ông luôn là “thủ lĩnh” tinh thần, động viên người dân đoàn kết, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.
Những năm qua, đội ngũ già làng, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục khẳng định vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Mặc dù đã ở tuổi 82 nhưng Già làng Hồ Văn Rim (làng Đăk Tôn, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) vẫn minh mẫn và luôn là lá cờ đầu, là tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, vận động nhân dân thoát nghèo.
Pháp luật -
Nhóm Phóng viên -
18:52, 21/11/2021 Bảo vệ chủ quyền Quốc gia không phải là nhiệm vụ của riêng ai, đó là nghĩa vụ toàn dân. Tại các xã trên tuyến biên giới vùng “phên giậu” Tổ quốc, đã có nhiều mô hình như Tổ an ninh trật tự thôn, bản, Tổ tự quản, Tổ hòa giải... được thành lập, tạo thành sức mạnh nội sinh, cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia.