Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi chàng rể Cơ Tu báo hiếu

PV - 11:34, 14/08/2022

Một thời gian sau lễ cưới, khi cuộc sống gia đình đã ổn hơn, nhiều chàng rể Cơ Tu bắt đầu lên kế hoạch báo hiếu cha mẹ vợ.

Cô gái Cơ Tu xinh xắn trong ngày báo hiếu. (Ảnh: Đăng Nguyên)
Cô gái Cơ Tu xinh xắn trong ngày báo hiếu. (Ảnh: Đăng Nguyên)

Nét văn hóa độc đáo

Ông Bh’riu Pố, ở thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) nói, đó là sự hiếu thuận của chàng rể, thể hiện tinh thần báo đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với người mà mình lấy làm vợ. Bởi, khi về nhà trai, cô dâu không còn thời gian để báo hiếu cha mẹ, thay vào đó, là dành tình cảm, chăm lo nhiều hơn cho gia đình chồng. Chính sự “thiệt thòi” đó, buộc chàng rể phải bù đắp, hình thành nên nét văn hóa độc đáo trong cộng đồng người Cơ Tu.

Vài năm trước, sau thời gian làm ăn, vợ chồng Alăng Lem ở thôn Bh’lô Bền, xã Sông Kôn, Đông Giang tổ chức bữa tiệc báo hiếu mời cha mẹ vợ, dân làng, cùng người thân trong tộc họ. Đợt đó, Alăng Lem sắm một con trâu to chừng 8 gang tay, cùng một số vật phẩm để làm lễ. Khách mời, ngót nghét 100 người, chung vui trong không gian văn hóa Cơ Tu đầy màu sắc.

Thanh niên Cơ Tu giúp chú rể chế biến các món ẩm thực truyền thống phục vụ bữa tiệc. (Ảnh: Đăng Nguyên)
Thanh niên Cơ Tu giúp chú rể chế biến các món ẩm thực truyền thống phục vụ bữa tiệc. (Ảnh: Đăng Nguyên)

Trước ngày tổ chức, Alăng Lem mời dân làng cùng tham dự, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, vừa phụ giúp một số công đoạn cần thiết. Đồng thời cắt cử người đến mời, thường là 2 người đến nhà gái để thông báo, rước đi dự lễ. Ngày hôm sau, khi đoàn nhà gái vừa đến, cùng với mâm tiệc dọn sẵn, một đội trống chiêng đã được nhà trai được bố trí đón khách trong điệu tâng tung, da dá truyền thống.

Lưu giữ giá trị nhân văn

Người Cơ Tu gọi lễ báo hiếu này là pa’đăh. Nghĩa pa’đăh như một bữa tiệc mời tri ân của chàng rể đối với cha mẹ và người thân bên vợ. Đây được xem như “lễ cưới lần 2”, thường diễn ra sau nhiều năm làm ăn riêng, khi cuộc sống của vợ chồng trẻ đã ổn định, đủ điều kiện kinh tế để tổ chức. Tất cả hoàn toàn tự nguyện, không có sự ràng buộc hoặc tạo gánh nặng về tâm lý, luật tục.

“Khi kinh tế khá lên, chàng rể mới tổ chức. Còn không, không ai ép buộc gì cả. Bởi, nó xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo của chàng rể đối với cha mẹ vợ”, ông Bh’riu Pố nói.

Đoàn nhà gái tham dự ngày lễ báo hiếu của chàng rể Cơ Tu. (Ảnh: Đăng Nguyên)
Đoàn nhà gái tham dự ngày lễ báo hiếu của chàng rể Cơ Tu. (Ảnh: Đăng Nguyên)

Tại lễ pa’đăh, nếu vật phẩm là heo, thành phần mời chỉ trong phạm vi người thân, tộc họ của nhà gái và diễn ra trong một ngày đêm. Riêng lễ có trâu hoặc bò, cha mẹ cô dâu thường mời cả dân làng đến dự, cuộc vui kéo dài trong vài ngày liền. Tùy theo khả năng, họ sẽ góp lễ vật như gà vịt, cá, rượu, xà lùng thổ cẩm… hỗ trợ nhà gái làm quà mang tặng nhà trai trong ngày trọng đại.

Còn phía nhà trai cũng mời dân làng, người thân, tộc họ cùng đến tham dự; góp công sức, vật chất chuẩn bị ẩm thực cho bữa tiệc vui. Tất cả nghi lễ đều được tái hiện, bảo đảm nguyên vẹn theo văn hóa truyền thống, từ nghi thức rước nhà gái, cúng tế thần linh, cho đến múa hát trống chiêng, nói lý - hát lý…

Theo già làng Y Kông - nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, độc đáo nhất trong lễ pă’đăh, ngoài bữa tiệc chung, còn là không gian mời thịt của nhà trai dành cho nhà gái, theo yêu cầu của chú rể. Đây là phong tục truyền thống, thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái.

“Những miếng thịt ngon nhất thường được chú rể lựa chọn sẵn, cùng chén rượu đầy nhờ người thân đến mời từng thành viên gia đình cô dâu. Khi chén rượu được uống cạn, miếng thịt được ăn hết, người Cơ Tu tin rằng, tình cảm đôi bên đã thực sự hòa hợp và gắn bó, biểu thị tính nhân văn rất cao cần được gìn giữ, lưu truyền”, già Y kông nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 5 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.