Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Gia Rai báo hiếu cha mẹ

Lam Anh (t/h) - 14:37, 10/03/2022

Trong đời sống của người Gia Rai, việc báo hiếu cha mẹ có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ thể hiện qua cách cư xử với cha mẹ hàng ngày mà còn thể hiện bằng một nghi lễ trang trọng. Khi một cặp vợ chồng đã thành một gia đình nhỏ, ăn bếp riêng và có kinh tế ổn định, đôi vợ chồng sẽ làm lễ tạ ơn để tỏ lòng hiếu nghĩa với cha mẹ.

Để chuẩn bị cho buổi Lễ, những cặp vợ chồng người Gia Rai cố gắng nuôi thật nhiều heo, gà và chuẩn bị các vật phẩm cần thiết để làm cỗ.
Để chuẩn bị cho buổi Lễ, những cặp vợ chồng người Gia Rai cố gắng nuôi thật nhiều heo, gà và chuẩn bị các vật phẩm cần thiết để làm cỗ.

Lễ tạ ơn cha mẹ của người Gia Rai thường được tổ chức vào dịp nông nhàn, đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng, kinh tế khấm khá. Trước khi tổ chức người con xin phép dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức làm lễ để tạ ơn cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con cái nên người.

Theo phong tục dân tộc Gia Rai, người con chỉ làm lễ tạ ơn, báo hiếu cha mẹ sau khi đã lập gia đình, có con và chỉ làm một lần trong đời. Anh chị em sẽ làm lần lượt theo thứ tự lớn trước, nhỏ sau. Quy mô tổ chức tùy thuộc vào kinh tế gia đình, điều kiện khó khăn thì mổ heo, gà. Người giàu có thì giết trâu, bò… Lễ thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, khi mọi vật đâm chồi nảy lộc, khi muông thú về với đại ngàn.

Chuẩn bị lễ vật
Chuẩn bị lễ vật

Để chuẩn bị cho lễ báo hiếu, trước tiên, người con phải xin ý kiến của cha mẹ về thời gian tổ chức. Khi cha mẹ cho phép vào khoảng thời gian phù hợp, gia đình người con sẽ mang một số lễ vật đến nhà cha mẹ để tiến hành các nghi lễ.

Sáng sớm, người nhà bắt heo gà làm thịt. Phần thịt ngon nhất, theo quan niệm của người Gia rai là mông, thăn, tim, gan... được cắt riêng, một phần đem nấu chín, một phần để sống trộn với huyết heo, bỏ vào bát đặt bên cây cột chính giữa nhà cùng một ghè rượu mới, thơm ngon.

Bắt đầu buổi lễ, già làng sẽ chất vấn người con về lý do có cuộc gặp mặt này. Đối với người con nay đã trưởng thành, đã lập gia đình, sinh con đẻ cái, có nhà riêng, có ruộng riêng và làm ăn khấm khá., nên hôm nay, các con muốn tỏ một chút lòng hiếu thảo với cha mẹ về công ơn sinh thành và dưỡng dục. Tấm áo, tấm váy làm quà cho cha mẹ để tỏ lòng biết ơn của các con.

Được sự đồng ý của cha mẹ, vào ngày đã định, gia đình người con mang lễ vật đến, cúng thần linh và ông bà tổ tiên, sau đó lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng để phẩy rượu lên cha mẹ và con với ý nghĩa cầu may mắn.
Được sự đồng ý của cha mẹ, vào ngày đã định, gia đình người con mang lễ vật đến, cúng thần linh và ông bà tổ tiên, sau đó lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng để phẩy rượu lên cha mẹ và con với ý nghĩa cầu may mắn.

Tiếp theo, già làng cầu khấn tới các thần linh, tới các Yàng cai quản gia đình. Mời các Yàng về ăn con heo, con gà, uống rượu, các thần linh về chứng kiến xua đuổi tà ma và ban sức khỏe cho người cha người mẹ để được ở bên con cháu của mình lâu dài. Sau bài khấn, Già làng lấy một nhánh là rừng nhúng vào ghè rượu rồi vẩy lên người cha, người mẹ và các con. Điều này mang ý nghĩa thân linh sẽ ban sức khỏe và phước lộc cho gia đình.

Nghi thức tặng trang phục truyền thống cho bố mẹ của vợ chồng trẻ người Gia Rai trước sự chứng kiến của già làng và dân làng.
Nghi thức tặng trang phục truyền thống cho bố mẹ của vợ chồng trẻ người Gia Rai trước sự chứng kiến của già làng và dân làng.

Già làng nói xong, lần lượt người con trai đem bộ áo, khố trao cho cha, con dâu đem váy, vòng tay, vòng cổ trao cho mẹ. Tiếp theo, bà mối rót rượu mời từ cha mẹ hai bên cho đến đôi vợ chồng uống. Xong lượt, họ bắt đầu rót rượu mời lại bà mối.

Tiếp theo, cha mẹ và con sẽ lần lượt uống rượu cần, khấn thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu, cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc…
Tiếp theo, cha mẹ và con sẽ lần lượt uống rượu cần, khấn thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu, cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc…

Mặc dù là nghi lễ thực hiện trong phạm vi gia đình, nhưng lễ tạ ơn luôn được xem là dịp vui của cả buôn làng, có sự góp mặt của đông đảo bà con. Khi những người con thực hiện xong nghi thức tạ ơn cha mẹ, tất cả bà con cùng ăn uống, múa hát chung vui với gia đình chủ nhà trong cả ngày hôm đó.

Sau lễ hội đồng là màn dân ca, dân vũ để chúc mừng gia chủ
Sau lễ hội đồng là màn dân ca, dân vũ để chúc mừng gia chủ

Lễ tạ ơn, báo hiếu cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Gia Rai, thể hiện sự hiếu nghĩa, kính trọng bề trên của những người con nơi đây. Với họ, nếu không tổ chức được lễ này, sẽ phải mang món nợ ân tình suốt đời với cha mẹ./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 20:18, 06/06/2023
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 20:13, 06/06/2023
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 14:35, 06/06/2023
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 13:42, 06/06/2023
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 13:38, 06/06/2023
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 11:10, 06/06/2023
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 11:08, 06/06/2023
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 11:02, 06/06/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 11:01, 06/06/2023
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 11:00, 06/06/2023
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.