Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 92 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, các già làng, Người có uy tín luôn phát huy vai trò là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng các mô hình bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng lên.
Tỉnh Đăk Nông có 40 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào DTTS chiếm 32,52% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, đội ngũ già làng, Người có uy tín tỉnh Đăk Nông đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS.
Cựu chiến binh (CCB) Alăng Bảy năm nay 88 tuổi, trú tại thôn BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Ông được đồng bào Cơ-tu ở xã Sông Kôn trìu mến gọi là “Già làng xây dựng đời sống văn hóa”.
Không kể ngày mưa hay ngày nắng và mùa nào cũng vậy, mỗi sớm tinh mơ khi người Hà Nhì trên bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) còn chìm sâu trong giấc ngủ, thì già làng Lỳ Xuyến Phù đã cùng cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng A Pa Chải lên đường tuần tra đường biên, cột mốc. Ðây là công việc mà ông đã tự nguyện gắn bó suốt mấy chục năm qua…
Nhiều năm qua, già Nay Krem luôn là gương sáng của làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai). Với vai trò già làng, Người có uy tín, già đã dẫn dắt bà con dân làng đi qua hủ tục, nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Hơn 20 năm giữ vai trò già làng, già A Nguyh, 80 tuổi ở thôn Kép Ram, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum luôn khẳng định vai trò của mình đối với sự tín nhiệm của bà con.
Ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An), đồng bào luôn dành cho già làng, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Lô Xuân Tiến những tình cảm trân trọng. Bao năm qua, ông gần như dành hết sức khỏe, thời gian xây dựng khối đại đoàn kết, động viên Nhân dân nỗ lực phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 19/3, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên (2009-2019). Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự có mặt của 224 già làng tiêu biểu đại diện cho hơn 3.000 Già làng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên tại Hội nghị.
Nhân dịp đầu năm mới 2019, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt 112 già làng tiêu biểu năm 2018.
Trong nhiều năm qua, các già làng, trưởng bản, Người uy tín trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần tích cực trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn miền núi của tỉnh.
Đông Nam bộ là địa bàn chiến lược quan trọng, nơi có đông đồng bào các DTTS sinh sống. Những năm gần đây, bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, đội ngũ già làng, trưởng bản và Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong công tác vận động đồng bào các DTTS, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh cửa ngõ phía Nam này… Họ cũng là những tấm gương đi đầu thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của địa phương, là điểm tựa tinh thần vững chắc của bà con DTTS.
Trên vách tường nhà ở của già làng Bùi Văn Cầm (88 tuổi, ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng) treo rất nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành. Trong nhiều năm đảm nhiệm những cương vị công tác chính quyền, đoàn thể, già Cầm luôn tiên phong trong mọi phong trào hoạt động, làm gương cho bà con dân tộc Cơ-tu noi theo. Đặc biệt, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, già làng Bùi Văn Cầm đã có nhiều đóng góp tâm huyết.
Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự các địa phương khu vực biên giới của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình luôn được đảm bảo. Để có được sự bình yên đó có vai trò quan trọng của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trên địa bàn.
Họ là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín… bình dị, gần gũi, và luôn sẻ chia cùng bà con dân bản. Những việc gì có lợi cho người dân thì dù khó khăn họ cũng cố gắng để thực hiện, việc không có lợi cho cuộc sống của bà con nhất thiết bài trừ. Tấm lòng, trách nhiệm của họ đã góp phần giúp đồng bào vùng cao có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 30 Người có uy tín trong cộng đồng. Thời gian qua, Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng dân số.
Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) có khoảng 30 già làng, Người có uy tín trong cộng đồng, được đồng bào tín nhiệm.
“Bản Na Cày ngày xưa nghèo khó lắm, lại nhiều hủ tục lạc hậu... nhưng từ khi có già làng Vi Hải Nam về đã có nhiều đổi thay. Đường vào bản khang trang; hộ nghèo, hủ tục lạc hậu, tệ nạn đều giảm...” đó là thổ lộ của chị Vi Thị Huế, một người dân ở bản Na Cày, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An).
Thanh Hóa có khoảng 1.600 già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của mình, các già làng, trưởng bản đang là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.