Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên

PV - 10:33, 20/03/2019

Ngày 19/3, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên (2009-2019). Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự có mặt của 224 già làng tiêu biểu đại diện cho hơn 3.000 Già làng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên tại Hội nghị.

2 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự Hội nghị.

Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa với 47 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS (chiếm 35% tổng số dân), trong đó có 12 tộc người thiểu số tại chỗ. Trước năm 2009, các thế lực thù địch phản động thường xuyên hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, một bộ phận người dân đã bị kẻ xấu lôi kéo gây bạo loạn, chống phá chính quyền, vượt biên trái phép.

Nhận thức rõ vai trò của già làng trong cộng đồng các dân tộc, tháng 3/2009 Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Già làng tiêu biểu tại thành phố Pleiku. Tại hội nghị này, các Già làng thay mặt Già làng Tây Nguyên đã ký Quyết tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định tư tưởng thủy chung của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Đảng, Bác Hồ và bày tỏ quyết tâm đồng lòng xây dựng buôn làng phát triển đi lên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng với các đại biểu, Già làng dự Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng với các đại biểu, Già làng dự Hội nghị.

Các Già làng đã phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung của Quyết tâm thư đến các thôn, buôn để đồng bào các DTTS hiểu. Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng, đã góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các DTTS Tây Nguyên không ngừng được nâng lên.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là Già làng trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực và cả nước. Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận, 5 nội dung Quyết tâm thư đã trở thành hơi thở cuộc sống, gắn với hành động và suy nghĩ của mỗi người con Tây Nguyên, trở thành mục tiêu, động lực để xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu mạnh. Già làng đã tích cực tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, cách mạng, bất khuất của Nhân dân các dân tộc khu vực Tây Nguyên, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.

Bộ trưởng, Chủ Nhiệm Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn, các Già làng và người cao tuổi tiếp tục giáo dục con cháu, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc và phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng buôn làng bình yên, ngày càng phát triển. Tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; luôn đề cao cảnh giác phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của các Già làng và kịp thời biểu dương những đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi hơn để các Già làng phát huy. Cần quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, đặc biệt là các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm.

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tiếng nói của Già làng rất có uy tín, cán cân để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. “Già làng nói dân làng nghe, Già làng hô dân làng hưởng ứng, Già làng làm dân làng làm theo”. Già làng chính là trụ cột trong quá trình xây dựng và phát triển buôn làng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Già làng trong đời sống của các buôn, làng ở Tây Nguyên. Bộ trưởng nhấn mạnh, Già làng là những kho báu quý giá về văn hóa, về kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống; là nhân tố không thể thiếu, đảm bảo sự đoàn kết, đồng thuận của các buôn làng, của mỗi dân tộc. Đội ngũ Già làng đã đóng góp xứng đáng công sức của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Già làng là một định danh gắn liền với đồng bào DTTS, nhất là ở vùng Tây Nguyên, tiếng nói của Già làng được người dân coi trọng; trong mắt của người dân, Già làng là người có nhiều cống hiến cho đất nước, cho buôn làng, là người mẫu mực, được bà con tin cậy, trao gửi tấm lòng.

 

Già làng dự Hội nghị Các Già làng tham dự Hội nghị.

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, các cấp ngành và cả hệ thống chính trị chăm lo đầu tư phát triển toàn diện vùng DTTS, đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt; con em đến tuổi được đến trường đi học, người dân ốm đau được nhà nước hỗ trợ khám chữa bệnh; thiên tai bão lũ, hoạn nạn được nhà nước hỗ trợ kinh phí, lương thực để đảm bảo cuộc sống. Tuy vậy, hiện nay đồng bào DTTS vẫn là nơi được thụ hưởng thành quả đổi mới ít hơn; dễ bị tổn thương hơn trong cơ chế thị trường và biến đổi khí hậu.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị, Bộ trưởng khẳng định, Ủy ban Dân tộc sẽ nghiên cứu, tham mưu để gắn kết vị trí của Già làng với Người có uy tín trong cộng đồng để cùng làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành pháp luật; không nghe theo lời kẻ xấu; đồng lòng chung sức xây dựng buôn làng phát triển về kinh tế, đặc sắc về văn hóa, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

1

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến thông tin, năm 2019 sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ 3, tiến tới năm 2020 Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ 2; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền với sự tham mưu của cơ quan công tác dân tộc các cấp chỉ đạo, tạo điều kiện tổ chức thành công đại hội ở các cấp. Trong đó, chú ý chọn cử đại biểu là các Già làng tiêu biểu đến từ các cấp, các ngành; biểu dương những người có thành tích tiêu biểu. Qua Đại hội, tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Tại Hội nghị, Ban tổ chức trao 42 Kỷ niệm chương cho những người có thành tích trong công tác Già làng, người cao tuổi. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tặng 160 Bằng khen cho Già làng tiêu biểu; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT tặng 64 Bằng khen cho Già làng có nhiều thành tích trong công tác dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 26 phút trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 26 phút trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.