Ngồi trong chiếc xe bán tải vượt qua chặng đường dài có nhiều đoạn đèo cao, dốc đứng chúng tôi mới đến được làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để thăm già làng A Blong (dân tộc Rơ Măm, sinh năm 1953). Ông là Người có uy tín điển hình trong phong trào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở vùng biên giới của tỉnh Kon Tum.
Dù ở cương vị lãnh đạo xã hay Người có uy tín, bà Puih Phyim ở làng Dọch Tung (xã Ia Krai, huyện Ia Grai, Gia Lai) luôn nói đi đôi với làm và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Đặc đặc biệt trong quá trình làm việc bà đã vận dụng linh hoạt " lệ làng, phép nước " để hòa giải thành công nhiều vụ việc bất hòa ở cơ sở.
Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác, gần 30 năm được tín nhiệm bầu làm già làng, Người có uy tín, ông Đặng Văn Thương ở thôn 2, xã Bằng Cả, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở địa phương.
Bản Mường Piệt, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có hơn 10 km đường biên giới với nước bạn Lào. Dân bản hai bên từng có va chạm, xích mích, nhất là tệ phạt vạ khi trâu bò phá hoại hoa màu… Già làng Lương Minh Hồng đã lặn lội vượt rừng, bàn bạc kết nghĩa anh em. Từ khi hai bản Mường Piệt và bản Tẩu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) kết nghĩa, tình đoàn kết của người dân hai bản thêm thắt chặt, đường biên giới chung của hai nước cũng được bảo vệ tốt hơn.
Đồng hành với lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở vùng DTTS, miền núi là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng những “chiến sĩ” ấy vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng bảo vệ “vùng xanh” để cuộc sống trở lại bình thường.
Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của già làng A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.
Tin tức -
Lê Xuân Châu -
14:26, 09/06/2021 Nhân dịp Tết Cha Kchah- Tết cổ truyền của đồng bào Giẻ Triêng, Phòng Dân tộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức đợt thăm hỏi, tặng quà cho già làng, Người có uy tín trên địa bàn huyện.
Hơn 10 năm qua, Người có uy tín, già làng A Lào (thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu; đồng thời giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Họp mặt với 100 già làng, Người có uy tín tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021.
Nhiều năm qua, ở các buôn làng thuộc tỉnh Gia Lai, những nữ già làng, Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình, giữ vững chủ quyền an ninh vùng biên giới.
Hơn 17 năm qua, già làng Ksor Ry (dân tộc Gia Rai), Người có uy tín của buôn Sô Ma Rơng, xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, Gia Lai) luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS trong buôn ngày càng chuyển biến tích cực.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”… Hoạt động của những Người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo thôn làng, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.
Ông Y Cơi Niê (tên thường gọi là Ama Bích), dân tộc Mnông ở buôn Kuanh, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) là già làng mẫu mực. Không những làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, ông còn là người luôn hết lòng vì công việc của buôn làng, được hết thảy người dân trong buôn vô cùng kính trọng.
Ông YBi Êban (tên thường gọi là Ma Lô), dân tộc Ê Đê ở buôn Đung B, xã Ea Khal, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn tích cực tham gia công tác xã hội, giúp đỡ nhiều người khó khăn trong buôn vươn lên trong cuộc sống. Với phương châm "nói đi đôi với làm", nhờ đó ông luôn được bà con trong buôn kính trọng, noi gương.
Đối với người dân thôn RaÊ, xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam), già làng Alăng Phương, 70 tuổi, là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “Già làng uy tín”.
Tây Nguyên là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt là vùng biên giới. Bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm, nhiều già làng nơi biên viễn đã có nhiều cách làm giúp người dân hiểu đúng, cùng nhau bảo vệ biên cương, bờ cõi, giữ bình yên biên giới, giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa.
Như cây cổ thụ tạo điểm tựa vững chắc cho buôn làng, ông Chá Văn Cụa, dân tộc Mông Người có uy tín ở Thanh Hóa và già làng Hồ Văn Ing, người Pa Cô ở Quảng Trị đang tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của Người có uy tín, góp sức cùng với các cấp chính quyền “dẫn dắt” người dân nơi biên giới giữ gìn bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển…
“Già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vùng dự án của Đoàn đã góp phần rất quan trọng trong vận động đồng bào các dân tộc, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững ổn định trên địa bàn chiến lược”, đây là khẳng định của Đại tá Nguyễn Quyết Thắng, Chính ủy Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 356 (Quân khu 2) nói về đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong khu KT-QP huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Giáo dục -
Đông Khánh -
14:39, 08/12/2020 Ông Bàn Văn Minh, dân tộc Dao là già làng ở thôn Thanh Chung, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Là người am hiểu tường tận văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, ông cũng là một trong những thành viên biên soạn bộ sách giáo khoa về tiếng Dao gồm 9 quyển, để giảng dạy trong toàn quốc.
Tin tức -
Đinh Hiển – Ánh Dương -
18:46, 25/11/2020 Từ 24 - 27/11, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 150 đại biểu là Người có uy tín, Già làng tiêu biểu xuất sắc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đến từ TP. Đồng Xoài và các huyện Đồng Phú, Phú Riềng, Bù Đăng (Bình Phước).