Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Mặn mà với nghề đan lát

PV - 13:22, 18/09/2021

Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của già làng A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.

Già A Up xem đan lát là niềm vui
Già A Up xem đan lát là niềm vui

Vắng bóng khách du lịch, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà yên ắng hơn. Dẫu vậy, nhịp sống của người dân nơi đây không mấy thay đổi.

Cũng như nhiều người dân trong làng, hằng ngày, già A Up chăm chỉ làm nông, đan lát; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Con dao nhỏ xíu, nhọn hoắt nhưng bén ngọt. Vót từng đường, bào nan rớt xuống đất, từng mành tre đều đẹp, đủ độ mỏng để đan lát. Có đủ mành tre, già A Up xếp rồi đan thoăn thoắt. Hơn 40 năm gắn bó với việc đan lát, già A Up có thể làm được nhiều sản phẩm: Nhà rông, gùi, đơm, nia, rổ, rá… “Bây giờ mình thành thạo rồi, chứ hồi đầu mới học cũng khó khăn lắm. Đan lát yêu cầu phải tỷ mỉ, cẩn thận và chịu khó. Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó với nghề đan lát được lâu”, già A Up chia sẻ.

Không như những thanh niên khác trong làng có cha, ông hướng dẫn cách đan lát, mồ côi bố mẹ từ nhỏ nên già A Up phải tự mày mò học nghề. “Lúc đó không biết lấy gì ăn, mình phải học các thanh niên trong làng cách đan lát để làm ra cái thúng, cái nia, cái gùi để đổi lấy gạo. Lúc đầu cũng khó khăn lắm, nhưng làm mãi thành quen”, già A Up nhớ lại.

Lớn lên, vừa gắn bó với nghề đan lát, già A Up vừa đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nên cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, không bấp bênh. Già nói, chính cây tre, sợi lạt nuôi già lớn lên, nên không bỏ nghề được.

Để có nguyên liệu đan lát, già A Up lội bộ 7 - 8km vào rừng kiếm tre, mây, nứa chờ lúc nông nhàn mang ra đan rổ, đan nia... Là người dày dặn kinh nghiệm, nắm rõ các kỹ thuật đan, nhưng già cũng mất 2 - 3 ngày mới có thể hoàn thành một sản phẩm; có sản phẩm phải mất hơn tuần. Các sản phẩm được già chọn tre đan tỷ mỉ, “thả hồn” và công sức vào nhiều nên bền, chắc và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, giá bán mỗi sản phẩm chỉ từ vài chục nghìn đồng đến khoảng hơn 200 nghìn đồng (tùy loại) nên so với công sức bỏ ra, thu nhập không đáng kể.

Quen với thực tế đó, nên già A Up không mấy bận tâm. Ngưng tay, già vui mừng kể, không chỉ người trong làng, trong huyện, mà cả các huyện khác cũng tìm đến nhà già để đặt thúng, nia, đơm cá. “Ngày trước, có khách du lịch, thi thoảng mình cũng bán được các sản phẩm làm sẵn. Bây giờ, ít khách du lịch, ai đặt thì mình làm. Bình quân mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 1 triệu đồng, có thêm tiền mua mắm muối”, già A Up chia sẻ.

Nhiều người lo sợ rồi mai đây nghề đan lát sẽ mai một, nhưng già A Up lại có một niềm tin mãnh liệt, là nghề sẽ được bảo tồn. Bởi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, già biết các sản phẩm hàng mộc thân thiện với môi trường, không ô nhiễm môi trường đang được khuyến khích phát triển ở nhiều nơi. Hơn nữa, gắn nghề thủ công truyền thống với du lịch tại làng đang là hướng đi được chính quyền địa phương quan tâm.

Vừa qua, chính già cũng đã truyền dạy cho nhiều người trung niên, thanh niên trong làng phát triển nghề đan lát. “Họ tới hỏi, muốn học cách đan, mình sẵn sàng chỉ thôi. 2 con trai của mình cũng biết đan lát. Mình rất mong nghề này được truyền nối cho thế hệ mai sau”, già A Up hy vọng.

Để ý, tôi thấy các vật dụng thường ngày trong gia đình già A Up như rổ, nia, gùi... đã hoen cũ vì gắn bó với gia đình già vài chục năm tuổi. Cũ nhưng bền, đa số đều còn sử dụng rất tốt. Theo già, thi thoảng, có những cái hư đế, bong vành, già sửa lại và đem sử dụng bình thường. Già cũng như dân làng thường sử dụng đồ thủ công truyền thống (gùi) khi lên rẫy, ít khi sử dụng các túi nylon, các sản phẩm bằng nhựa sử dụng 1 lần nhưng gây tác hại môi trường.

Ngày nay, nhiều nơi người dân đã sử dụng các sản phẩm bằng mây, tre để “nói không với rác thải nhựa”. Thực tế, nếu có những chuỗi liên kết, hợp tác xã mây tre làm ra các sản phẩm bằng tre tiện lợi, gọn, dễ sử dụng sẽ góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của người tiêu dùng.

“Trước mắt, tôi vẫn giữ nghề đan lát vì đam mê và phục vụ khách du lịch sau khi hết dịch Covid-19. Nhưng nếu có chuỗi liên kết trong sản xuất, tôi sẽ tham gia sản xuất sản phẩm đan lát nhiều hơn, để đáp ứng nhu cầu trong khâu cung ứng sản phẩm”, già A Up nói./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 1 giờ trước
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sa Pa, hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 2 giờ trước
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Đáng chú ý là doanh nghiệp đã trụ vững trong 2 danh sách này hơn 10 năm qua, từ khi các bảng xếp hạng được thực hiện.
PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

PC Điện Biên: Số hóa các hình thức thanh toán tiện lợi cho khách hàng

Khoa học - Công nghệ - PV - 2 giờ trước
Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong thanh toán tiền điện, PC Điện Biên đã liên kết với các Ngân hàng và tổ chức trung gian triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các kênh thanh toán.
Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Bắc Giang: Phê duyệt mức hỗ trợ Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê duyệt mức hỗ trợ đất ở, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Đây là nội dung thuộc Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).