Hiện nay, bên cạnh nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, làm rượu cần… thì nghề đan lát, làm gốm của đồng bào Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Điểm nổi bật là, từ nguồn lực hỗ trợ và động viên khuyến khích của chính quyền địa phương, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm truyền thống có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Vượt qua hàng trăm sản phẩm và hàng trăm tác giả dự thi, nghệ nhân người Thái ở huyện vùng cao xứ Nghệ đã giành giải đặc biệt Cuộc thi “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2022”. Đó không chỉ là niềm vui, sự động viên rất lớn mà còn là sự trăn trở, day dứt cho hành trình phát triển của nghề đan lát thủ công mỹ nghệ của một nghệ nhân.
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Media -
Trọng Bảo -
20:28, 10/08/2023 Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo. Ngày nay, những sản phẩm này còn là món quà lưu niệm được du khách yêu thích.
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Ở tuổi 75, mắt đã hơi mờ, đôi tay không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng hễ rảnh rỗi, ông A Nhang (làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) lại miệt mài đan lát. Những chiếc gùi, chiếc nia ông làm ra, trong làng này, chẳng ai sánh kịp ở độ sắc sảo, bền đẹp.
LTS: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, thay bằng những vật dụng được thiết kế sản xuất theo phương thức công nghệ. Điều đáng mừng là, những năm gần đây, trong các buôn làng vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đang có nhiều nghệ nhân vẫn miệt mài gìn giữ, tìm kiếm cơ hội để vực dậy nghề truyền thống của cha ông.
Sắc màu 54 -
Quỳnh Trâm- Ngọc Thỏa -
07:51, 25/11/2022 Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Media -
Thuỳ Dung -
09:01, 05/08/2022 Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo người Gia Rai ở xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã biến những ống lồ ô, tre, nứa,… thành những sản phẩm tiện ích, gắn liền với văn hóa dân tộc như gùi, rổ, rá, nhà rông,…
Trước đây, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu nương tựa vào tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng. Vì thế mà cây tre, nứa gắn liền với đời sống của họ, từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến những nhạc cụ dân tộc độc đáo làm nên âm thanh đặc trưng của đại ngàn.
Nghề đan lát của bà con dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng hiện vẫn được lưu truyền ở nhiều địa phương trong tỉnh. Với người dân xã Tự Do (Quảng Hòa), giữ gìn nghề đan lát truyền thống của dân tộc là giữ lại nét sinh hoạt mang giá trị văn hóa của cha ông.
“Giữ gìn, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những cách giữ gìn hồn thiêng dân tộc và đây cũng là trách nhiệm của những người con Gia Rai được sinh ra và lớn lên ở làng Mit Jep”, già làng Rơ Châm Hyai (làng Mit Jep, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) khẳng định.
Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm có mặt trên vùng đất Tây Nguyên. Người Gia Rai có nhiều nghề truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng như thổ cẩm, nghề nấu rượu cần, hay như nghề đan lát truyền thống, tạo ra các sản phẩm sắc sảo, bền chắc như gùi, nia…, rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.
Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo người Gia Rai ở làng Nglơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã biến những ống lồ ô, tre, nứa,… thành những sản phẩm tiện ích, gắn liền với văn hóa dân tộc Tây Nguyên như gùi, rổ, rá, nhà rông… Các sản phẩm độc đáo, tinh tế của các nghệ nhân ở làng Nglơm Thung nay đã được người tiêu dùng trong nước, quốc tế biết đến và yêu thích.
Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của già làng A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.
“Nghề đan lát của người Cống ở bản Táng Ngá đã có từ rất lâu đời. Đến nay người dân vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống, vừa để giữ gìn bản sắc văn hóa, vừa cải thiện đời sống, vừa góp phần bảo vệ môi trường”, ông Lò Văn Thái, dân tộc Cống, Phó bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) chia sẻ.
Sau 50 tuổi, khi nghỉ hưu, ông A Gửi, làng Kroong Klah, xã Ngọc Bay, Tp. Kon Tum (Kon Tum) mới mày mò học đan. Đôi tay không còn dẻo, việc tiếp thu cũng không nhanh như lớp trẻ, ông vẫn cố gắng học, để giữ lấy nghề đan lát.
Từ ngày 30/5 đến 2/6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Sở VHTTDL Hà Giang tổ chức Lớp tập huấn về truyền dạy và bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống đối với dân tộc Tày tại Vị Xuyên, Hà Giang, năm 2022. Lớp học có sự tham gia của 70 học viên là các nghệ nhân trưởng thôn, bản, Người có uy tín, người có tay nghề cao trong việc thực hành các kỹ thuật đan lát truyền thống của dân tộc Tày.
Nghề đan lát gắn bó với người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) nhiều đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, đồng bào Hà Nhì đã tạo nên những sản phẩm đan lát thủ công đơn giản, nhưng vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật.