Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội để nghề đan lát truyền thống của người Thái ở miền núi xứ Thanh phát triển

Quỳnh Trâm- Ngọc Thỏa - 07:51, 25/11/2022

Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Lãnh đạo xã Yên Khương gặp gỡ trao đổi về gìn giữ nghề truyền thống
Lãnh đạo xã Yên Khương gặp gỡ trao đổi về gìn giữ nghề truyền thống

Yên Khương là xã biên giới thuộc huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái. Bản Tứ Chiềng cách trung tâm huyện Lang Chánh hơn 30km, là một trong số ít bản còn lưu giữ được nghề đan lát truyền thống của người Thái, tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt của vùng đất này. Ở đây, trong bất cứ gia đình nào cũng có thể tìm thấy những vật dụng như rổ rá, mâm... mây được đan lát, bởi bàn tay của những nghệ nhân trong vùng.

Theo lời giới thiệu của lãnh đạo xã, chúng tôi tìm đến nhà ông Lò Văn Quang, một thợ đan lát có tiếng ở Tứ Chiềng. Ông Quang bảo, ở bản ông, những chàng trai người Thái ngày xưa lúc biết đi rừng, biết cầm rựa phát rẫy là đã biết đan lát. Do vậy, ông chỉ cần quan sát người khác làm, rồi một vài lần mày mò, là có thể nắm vững các kỹ thuật đan và sáng tạo ra nhiều cách đan lát khác nhau.

Ông Quang cho biết, để làm ra những chiếc gùi lúa, nia sẩy lúa, mâm… người thợ phải vào rừng chọn lựa những loại dây mây làm nguyên liệu. “Đầu tháng, tôi cùng một vài người trong làng vào rừng sâu bứt mây và chọn tre. Mỗi chuyến đi như vậy mất vài ngày, có khi hàng tuần liền. Mình cẩn thận bứt rồi phân loại mây ngay trong rừng. Từng độ tuổi khác nhau, tre, mây mình chọn sẽ phù hợp với mỗi dụng cụ riêng”.

Theo ông, đàn ông Tứ Chiềng ai cũng biết đan lát, nhưng để đan đẹp, khéo và bền thì không phải ai cũng làm được. Với mỗi dụng cụ như bế, giỏ, mâm… người thợ phải có kinh nghiệm và nắm vững kỹ thuật đan cho từng loại. Chỉ cần chăm chỉ và chịu khó, kiên trì thì sẽ biết đan đẹp.

Quá trình hoàn thành một sản phẩm tùy thuộc vào độ khó. Các sản phẩm ông làm ra nổi tiếng tinh xảo và rất công phu. Cầm trên tay chiếc mâm màu cánh gián có độ tuổi mười năm, ông Quang cho biết: Những chiếc nia, mẹt hay gùi được người dân bảo vệ cẩn thận bằng cách treo thường xuyên trên giàn bếp. Làm như vậy sẽ chống được mối mọt và tăng độ dẻo dai.

Theo ông Quang, trước kia sản phẩm bà con làm ra, chủ yếu để dùng và làm quà biếu. Dần dần nhu cầu sử dụng tăng lên, bà con mang ra chợ bán, kiếm thêm ít tiền mua thực phẩm. Sau này, ở thị trường có nhiều vật dụng gia đình được sản xuất từ nhựa giá rẻ và tiện lợi, thế chỗ cho các sản phẩm đan lát. Vì vậy, sản phẩm đan lát của bà con người Thái cũng ít người mặn mà, kéo theo là những người thợ đan giỏi trong vùng phần nhiều đã lớn tuổi, có nhiều người đã mất, trong khi thế hệ trẻ trong làng không thích công việc này.

Ông Lò Văn Quang vào rừng chặt vầu làm nguyên liệu đan lát
Ông Lò Văn Quang là một trong số ít người luôn trăn trở giữ nghề đan lát

“Nghề đan lát không đem lại giá trị kinh tế cao mà người thợ chỉ vì muốn giữ lại nét văn hóa của tổ tiên. Chính vì thu nhập từ bán sản phẩm thấp bấp bênh, trong khi công đoạn thủ công và thời gian hoàn thành một sản phẩm khá lâu nên số người theo nghề đan lát giờ đây rất ít”, ông Quang chia sẻ.  

Trăn trở với nghề truyền thống đang dần mất đi,  ông Quang chỉ biết gửi gắm vào những đường đan lát trên từng sản phẩm mà ông làm ra; ông nghĩ rằng, những chiếc giỏ, chiếc mâm, chiếc nia…mai này sẽ trở thành những kỷ vật của gia đình do không có người tiếp nối.

Ông Lò Ngọc Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khương cho biết: Xã hiện có khoảng 40 hộ làm nghề đan lát, các sản phẩm làm ra chủ yếu được bà con mang ra chợ tiêu thụ. Giá của mỗi sản phẩm từ 60 -250 ngàn, cũng mang lại thu nhập cho các hộ làm nghề đan lát khoảng 3 triệu/tháng để cải thiện cuộc sống.

Đặc biệt, từ xu hướng vận động người dân sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, là cơ hội cho những sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên được nhiều người tiêu dùng sử dụng. Như vậy nghề đan lát có thể phát huy trở lại, bà con sẽ có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn là bài toán khó, bởi Yên Khương là một địa phương nghèo, thiếu kinh phí để hỗ trợ nghề truyền thống phát triển.

Hiện nay, xã đang kỳ vọng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 đang triển khai thực hiện, trong đó có nhiều dự án, nội dung và mục tiêu để giải quyết các vấn đề khó khăn, thiết yếu phục vụ dân sinh của địa phương, trong đó có chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của đồng bào DTTS. 

"Mới đây, xã cũng đã phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên của huyện mở lớp hướng dẫn nghề đan lát cho 35 học viên trên địa bàn. Đồng thời, động viên bà con, những người biết nghề cố gắng duy trì bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm truyền thống độc đáo; quan tâm hơn nữa đến việc truyền nghề, dạy nghề cho con cháu và những người yêu thích nghề đan lát", ông Phó Chủ tịch xã chia sẻ. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Trong nhà nghệ nhân Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) dường như tồn tại cả một “bảo tàng” sống động, gồm những “linh vật” của người Dao như kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống... Hàng ngày, nghệ nhân Phàn Văn Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng của con trai, con gái bản người Dao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ

Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ "câu chuyện sản phẩm" (Bài 2)

Kinh tế - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Yếu tố quan trọng để phát triển của các sản phẩm OCOP là xây dựng “câu chuyện sản phẩm” thú vị, tạo “sức mạnh mềm” thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế triển khai do nhận thức của người dân, chính quyền địa phương chưa đầy đủ, nóng vội, nên chưa tạo được “câu chuyện sản phẩm” riêng của từng địa phương, dẫn đến nhiều sản phẩm na ná nhau, không thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng…
Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Sắc màu 54 - Giang Lam - 3 giờ trước
Trong nhà nghệ nhân Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) dường như tồn tại cả một “bảo tàng” sống động, gồm những “linh vật” của người Dao như kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống... Hàng ngày, nghệ nhân Phàn Văn Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng của con trai, con gái bản người Dao nơi đây.
Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Đơn vị điều tra gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 3 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng).
Nhìn lại 3 trận đấu đầu của đội tuyển U23 Việt Nam dưới hai triều đại

Nhìn lại 3 trận đấu đầu của đội tuyển U23 Việt Nam dưới hai triều đại

Thể thao - PV - 3 giờ trước
Tuy áp lực đang là rất lớn sau 3 thất bại liên tiếp của đội tuyển U23 Việt Nam, nhưng câu trả lời về năng lực thật sự của huấn luyện viên người Pháp sẽ có tại SEA Games 32, khởi tranh vào tháng 5 tới.
Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Du lịch - Mai Thắng - 3 giờ trước
Những năm qua, nhiều bạn trẻ ở khắp mọi miền Tổ quốc đã chọn đi “phượt” tại Đảo Ó - Đồng Trường (thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đến đây, du khách được Check-in với những hàng cây cao vút, được lắng nghe chim ó gọi bầy, làm duyên trước các Bungalow có thiết kế độc lạ và đắm mình ngắm cánh rừng nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Kinh tế - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa làm tốt công tác xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.
Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Tin tức - Lê Hường - 4 giờ trước
Sáng 1/4, Ban Tổ chức cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023” tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải. Đây là cuộc thi dành cho các tác giả chuyên, không chuyên, các du khách và người dân với mục đích ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhằm quảng bá và lan tỏa tinh thần của Lễ hội Cà phê lần thứ 8.
Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Người dân vùng chịu ảnh hưởng hẳn đã rất ngán ngẩm mỗi khi phải nhắc tới cụm từ “dự án thủy điện”. Thực tế thì những vướng mắc, tồn tại chưa giải quyết trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựa như một “ung nhọt” cần phải được giải quyết dứt điểm, thay vì cứ rềnh ràng như nhiều năm qua.
Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Sức khỏe - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Trong những năm gần đây, Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại thuộc tốp đầu cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, thời tiết ở Gia Lai đã bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại ở chó, mèo; đồng thời nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người dẫn đến tử vong nếu người dân vẫn còn tâm lý chủ quan.