Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồn tre Tây Nguyên

Lê Hường - 07:27, 16/05/2022

Trước đây, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu nương tựa vào tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng. Vì thế mà cây tre, nứa gắn liền với đời sống của họ, từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến những nhạc cụ dân tộc độc đáo làm nên âm thanh đặc trưng của đại ngàn.

Nhiều du khách đến Bảo tàng Đắk Lắk tham quan trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”
Nhiều du khách đến Bảo tàng Đắk Lắk tham quan trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”

Phong phú sản phẩm từ tre nứa

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã biết sử dụng tre nứa để chế tác vô số loại vật dụng, nhạc cụ dùng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất đến tinh thần. Trong đó,  đan lát trở thành nghề thủ công truyền thống, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS nơi đây. Ngày nay, những vật dụng bằng tre nứa như sàng, mẹt, rổ, đồ bắt cá, gùi và nhạc cụ truyền thống vẫn rất phổ biến trong các buôn, làng Tây Nguyên.

Nhiều năm làm nghề đan lát, nghệ nhân Y Thứ Niê, 73 tuổi buôn Kô Sier, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã đan hàng trăm chiếc gùi, rổ, đồ bắt cá… cho gia đình và bán cho người dân trong buôn.

Nghệ nhân Y Thứ nắm rõ tiêu chuẩn để có sản phẩm tre nứa đẹp, chất lượng. Ông bảo: tháng 7 dương lịch, là thời điểm đàn ông trong buôn lên núi chọn cây tre, nứa, lồ ô... về làm gùi, phục vụ đan lát.

Để sản phẩm bền đẹp phải chọn những cây tre có độ tuổi từ 3 năm trở lên, và chỉ chặt vào những ngày cuối tháng, không có trăng. Bởi cây tre đầu tháng nhiều nước dễ bị mọt. Phải lựa cây tre thẳng đều và dài, thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, khi đan không phải nối nhiều đoạn. Đối với cây nứa, phải chọn nứa bánh tẻ, khoảng 12 tháng tuổi trở lên.

Các nghệ nhân đan lát, chế tác nhạc cụ biểu diễn tại Bảo tàng Đắk Lắk
Các nghệ nhân đan lát, chế tác nhạc cụ biểu diễn tại Bảo tàng Đắk Lắk

Ngoài việc chọn nguyên liệu đúng chuẩn thì công đoạn vót, chẻ nan cũng mang yếu tố quyết định để hoàn thiện một sản phẩm đan lát đẹp.

Theo nghệ nhân Y Thứ, chẻ nan mỏng hay dày là phụ thuộc vào sản phẩm sẽ đan. Sau khi chẻ nan, phải chuốt nan sao cho nan có độ mềm, nhẵn và đều, để khi đan các nan khiết vào nhau. Đối với những sợi nan tạo hoa văn được để riêng, vót trước khi đan. Loại nan này được tạo màu bằng cách xát lá rừng lên từng sợi, màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào việc xát lá rừng nhiều hay ít. Để gùi bền và chắc thì đế gùi phải chắc. Đế gùi thường được làm bằng các loại gỗ cây cóc rừng, hoặc dùng 4 thanh tre già, chắc siết chặt ở 4 góc để tạo điểm tựa vững chãi, không bị đổ khi được thả xuống

Theo phong tục của người Tây Nguyên, gùi không những là vật dụng để sử dụng sinh hoạt hàng ngày, mà còn là món quà tặng của người chồng tặng cho vợ, người cha cho các cô con gái, ông tặng cháu gái của mình. Đã là con gái Tây Nguyên thì phải biết gùi nước, lương thực và gùi trên lưng tất cả ước mơ, khát vọng mà buôn làng chưa ai dám nghĩ, dám làm.

Đồng bào Tây Nguyên có nhiều loại nhạc cụ bằng tre nứa
Đồng bào Tây Nguyên có nhiều loại nhạc cụ bằng tre nứa

Thổi hồn vào tre, nứa

Không chỉ các vật dụng dùng trong sinh hoạt, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vô cùng khéo léo, khi biến hóa tre nứa thành những nhạc cụ độc đáo, vang tấu những bản hòa âm của núi rừng. Nhạc cụ tre nứa đa dạng, phong phú về số lượng, cấu trúc, đặc sắc về âm thanh, tạo nên vẻ độc đáo riêng có của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc.

Nghệ nhân Y Mip Ayun là người chế tác hàng trăm nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa
Nghệ nhân Y Mip Ayun là người chế tác hàng trăm nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa

Nghệ nhân Y Mip Ayun (SN 1942), phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những nghệ nhân gạo cội của đồng bào Ê Đê chế tác nhiều nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa.

Ông chia sẻ: Để chế tác những cây đàn truyền thống ưng ý, người chế tác phải biết chọn tre, nứa già mang về phơi khô. Sau đó, gọt, đẽo và thử âm nhiều lần đến khi ưng ý. Người chế tác phải tỉ mỉ trong việc cắt, gọt kỳ công, khéo léo vì nếu cắt thừa hoặc thiếu, thì âm thanh sẽ chênh, phô.

Theo nghệ nhân Y Mip, trong các loại nhạc cụ dân gian từ tre nứa của người Tây Nguyên, phải kể đến là đàn T’rưng. Đây là loại nhạc cụ gần gũi nhất, tiếng đàn T’rưng vang lên trên nương rẫy, không chỉ xua đi cái mệt mỏi lao động, mà xua đuổi thú rừng đến phá cây trồng.

Trong lễ hội, tiếng T’rưng rộn ràng như suối chảy, chim kêu vang rộn khắp buôn làng khiến mọi người say sưa. Hay như chiếc Cing Kram (chiêng tre), một loại nhạc cụ thường xuyên được sử dụng trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng được làm từ tre nứa.

Xuất phát từ quan niệm, số lẻ thường mang lại những điều may mắn, một bộ chiêng tre thường có 5, 7 hoặc 9 chiếc, cũng có khi lên đến 19 chiếc hợp thành một dàn chiêng. Khi diễn tấu, người đánh kẹp ống tre vào 2 đùi, đặt thanh tre già nằm ngang phía trên miệng ống, một đầu kê lên đùi, một đầu đỡ bằng lòng bàn tay trái. Tay phải cầm khúc cây làm dùi, gõ vào giữa thanh tre cho âm thanh cộng hưởng ống tre.

Nhiều loại gùi khác nhau của đồng bào Tây Nguyên
Nhiều loại gùi khác nhau của đồng bào Tây Nguyên

Ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk cho biết, cư dân ở vùng rừng núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng, có những sáng tạo không thể tưởng tượng được. Từ nhu cầu cuộc sống, họ đã sử dụng những vật dụng thân thuộc tạo ra nhiều dụng cụ sản xuất, sinh hoạt và tinh thần. Cho đến nay công tác bảo tồn và phát huy giá trị của nghề chế tác nhạc cụ dân gian và đan lát truyền thống là nhiệm vụ luôn được các ngành quan tâm.

Hiện Bảo tàng Đắk Lắk đang trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”, qua đó muốn nhắc cho các thế hệ trẻ nhớ, quan tâm tới cội nguồn của mình, để cùng nhau góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Từ đó, góp phần tạo ra sự phong phú trong đời sống văn hóa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sẽ có nhiều hoạt động tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Sẽ có nhiều hoạt động tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Thông tin từ UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16-11 (nhằm ngày 13 đến 16-10 âm lịch) tại huyện Gò Quao.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Sáng ngày 16/10/2024, tại Trụ sở Ủy ban dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Huyện Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo đà phát triển

Huyện Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo đà phát triển

Chính sách dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Xác định cơ sở hạ tầng thiết yếu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn tại cơ sở, từ đó tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện.
Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, dù kinh tế còn khó khăn nhưng đồng bào các DTTS xã vùng sâu xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đồng lòng cùng chính quyền hiến đất làm đường. Đến nay, các tuyến đường thôn, buôn trên địa bàn đã được bê tông hóa sạch đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Kinh tế - Tào Đạt - 2 giờ trước
Từ độ Rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển,… của tỉnh Cà Mau lại chuẩn bị xuồng, ghe để đi bắt ba khía. Du khách nếu ghé thăm Cà Mau vào thời gian này sẽ có dịp được trải nghiệm hoạt động đi bắt thứ đặc sản riêng có của miền Tây sông nước.
Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Xã hội - Văn Bình - 3 giờ trước
Người Co và Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) là hai thành phần DTTS chính cư ngụ ở huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Họ có những khu rừng thiêng, nơi trấn giữ, an nghỉ của người “khuất núi” và luôn được cộng đồng trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt, tạo thành những “vùng sáng” giữ rừng ở cộng đồng.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Giáo dục - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Theo lời giới thiệu của cô giáo Trần Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Bụi, dân tộc Raglay ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Bà Bụi là điển hình về nghị lực, ý chí và sự nỗ lực vượt khó khăn để nuôi 3 người con tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định.
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn đoạn qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm sông “lấn” vào đất liền gần chục mét, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân nguy cơ mất đất, mất nhà nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng không sớm có phương án ngăn chặn...
Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Sức khỏe - Minh Đức - 3 giờ trước
Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị, được đồng bào dân tộc Dao nơi đây lưu giữ. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này đang dần cạn kiệt, do đó, bên cạnh việc khai thác hợp lý, người Dao xã Mẫu Sơn còn chủ động trồng và chăm sóc cây thuốc để bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu này.
Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

Người có uy tín - Chiến Khu - 3 giờ trước
Ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, ông Lương Văn Nghệ, Người có uy tín thôn Nà Ngườm được đồng bào DTTS ví như “cột mốc sống” nơi biên cương. Bởi lẽ, ông đã có nhiều cống hiến và đóng góp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, an ninh biên giới nhiều năm qua.