Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng tầm giá trị cây tre

Lê Thuận - 16:25, 09/04/2021

Vượt qua những sản phẩm nông nghiệp đơn thuần, xuất khẩu thô, giá trị không cao, các doanh nghiệp Việt đang có những sáng tạo mới, độc đáo, khác biệt, nâng cao giá trị xuất khẩu. Trong đó, cây tre đang mang lại giá trị kinh tế cao, được các doanh nghiệp đầu tư khai thác.

Những chiếc xe đạp bằng tre xuất khẩu được khách hàng rất ưa thích
Những chiếc xe đạp bằng tre xuất khẩu được khách hàng rất ưa thích


Đổi thay từ làng nghề

Cây tre gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay. Trong gian nhà của người Việt, từ bàn ghế, giường chõng, rổ rá…đâu đâu cũng thấy bóng dáng cây tre.

Cây tre dễ trồng, thậm chí không cần chăm sóc mà vẫn xanh tốt, “ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, cây tre sinh sôi nảy nở, phát triển rất nhanh.

Trong những năm gần đây, cây tre được các làng nghề, doanh nghiệp sử dụng tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tại Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nơi có nhiều loài tre mọc tự nhiên, tầm vông bền chắc, ít sâu mọt. Trước đây, đồng bào Khmer dùng tre để sản xuất ra giường, bàn ghế, thang tre để sử dụng trong gia đình hoặc tặng cho bà con trong phum sóc.

Tuy nhiên, làng nghề tre Hàm Giang cũng trải qua nhiều thăng trầm và sóng gió. Những người trong làng nghề làm viêc rất vất vả, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Câu trả lời chính là vì, sản phẩm thô kệch, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khi nhu cầu bàn ghế cho quán cà phê, nhà hàng sinh thái, nhà ở sinh thái cao cấp người ta cần sản phẩm có tính mỹ thuật hơn, bền hơn...

Sau đó, các hợp tác xã thay đổi cách làm, bằng việc áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại và nâng cao tay nghề vào sản xuất. Điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao khi các sản phẩm làm ra được thị trường tiêu thụ tốt. Đến nay, làng nghề này không chỉ mở rộng về quy mô, số lượng thợ làm nghề mà các sản phẩm đã trở nên đa dạng, nhiều mẫu mã, chất lượng, độ tinh xảo được nâng cao. Điều đó cho thấy, cây tre có giá trị kinh tế lớn nhưng cần phải đầu tư khoa học công nghệ, trí tuệ, sức sáng tạo thì mới đem lại nguồn lợi kinh tế cao.


Cây tre Việt Nam được nâng tầm giá trị bằng những sản phẩm sáng tạo, độc đáo
Cây tre Việt Nam được nâng tầm giá trị bằng những sản phẩm sáng tạo, độc đáo

Đến những hàng hiệu làm bằng tre

 Trong cuộc sống hiện đại, cây tre mộc mạc, đơn sơ ấy lại có thể làm ra những chiếc xe đạp cao cấp xuất khẩu hay những bộ váy, áo quần hàng hiệu “bạc triệu” khiến người tiêu dùng trong và ngoài nước thích thú, ưa chuộng.

Đơn cử như thương hiệu Việt Tiến vừa nghiên cứu ra bộ sưu tập quần áo bằng nguyên liệu sợi tre. Đây là xu hướng mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và nâng tầm thời trang Việt, bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm vải sợi từ tre có khả năng thấm hút ẩm, mồ hôi cực tốt, hơn 60% so với sản phẩm thông thường. Sản phẩm từ tre rất thân thiện với môi trường, nên nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Ngoài ra, loại vải tre còn an toàn với khả năng kháng khuẩn, khử mùi hiệu quả,…

Hiện nay, vải tre “chiếm sóng” ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau, mà nổi bật nhất chính là ngành thời trang. Với những đặc tính nổi bật, loại vải này thường được sử dụng để làm quần áo mùa hè, váy đầm, đồ trẻ em…Những sản phẩm này đa số là những mặt hàng thời trang cao cấp, đắt tiền.

Độc đáo không kém hàng thời trang là sản phẩm xe đạp bằng tre của một số cá nhân, doanh nghiệp sản xuất. Chiếc xe đạp trên thế giới có từ lâu đời, nhưng ở Việt Nam mới được nghiên sứu, sáng tạo ra sản phẩm thương mại hơn chục năm qua.

Anh Phạm Minh Trí (TP. Hồ Chí Minh) là người đầu tiên xuất khẩu những chiếc xe đạp bằng tre ra thị trường thế giới cho biết: “Mỗi chiếc hoàn thiện xuất khẩu ra nước ngoài cũng từ 20-40 triệu đồng. Khó khăn lớn nhất khi làm xe đạp bằng tre là phải tìm đúng nguyên liệu theo tính toán. Nếu không, những khớp nối không đủ độ đàn hồi, không chịu được lực và gây nguy hiểm cho người sử dụng”.

Theo anh Trí, loại tre này có đặc tính cơ lý tốt, không quá đặc cũng không quá rỗng, độ dày khoảng 5-7 mm. Đặc biệt, độ dẻo đai, đàn hồi và khả năng hấp thụ chấn động tự nhiên của tầm vông rất tốt để làm khung xe. Đây cũng là yếu tố giúp người sử dụng xe đạp tre ở những đoạn đường gồ ghề mà không bị xóc. 

Sau khi đốn hạ, thân tre được sấy khô và nhiệt luyện để ngăn ngừa nứt vỡ, rồi được ghép nối với nhau bằng sợi gai dầu, bên ngoài bọc bằng nhựa tổng hợp. Khung xe được làm bằng tre, trong khi các bộ phận khác như vỏ xe, dè xe, chắn sên, tay lái… vẫn có thể làm bằng tre.

Công ty tre Việt của anh trí có các mẫu xe cổ điển, xe leo núi, xe đua…và đang nghiên cứu, phát triển hàng hoạt sản phẩm xe đạp tre thông dụng để bán thị trường trong nước. Hiện tại, các loại xe đạp khung tre của anh Trí chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài như: Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Australia, Nhật Bản...

Như vây, giá trị cây tre đã được nâng tầm thông qua nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: thời trang, nội thất, thậm chí là công nghiệp xe đạp bằng tre. Những sản phẩm độc đáo từ tre đã thể hiện sức sáng tạo, không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn giữ nét đẹp truyền thống và giữ gìn “hồn cốt” người Việt. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Vì sự bình yên cho các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng

Pháp luật - Lê Thạch - 8 giờ trước
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, góp phần gìn giữ sự bình yên các bản làng dưới chân núi Phù Xai Lai Leng.
Những con đường thắm tình quân dân

Những con đường thắm tình quân dân

Pháp luật - Tùng Lâm - 8 giờ trước
Cổng trời Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) khi nắng, khi mưa, nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại, thực hiện công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng “vẽ” nên những con đường hạnh phúc.
Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Đội tuyển futsal Việt Nam sẵn sàng chinh phục vòng loại châu Á 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Sáng nay (4/10), đội tuyển futsal Việt Nam đã lên đường sang Mông Cổ để tham dự Vòng loại giải futsal châu Á 2024. Mục tiêu của đội tuyển Futsal Việt Nam là giành ngôi đầu bảng và tham dự Vòng chung kết diễn ra vào tháng 4 năm 2024.
Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Hiểm nguy rình rập trên tuyến đường hơn 80 tỷ đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Tuyến đường Khe Giang – Thượng Yên Công, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch từ trung tâm TP. Uông Bí (Quảng Ninh) và Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Tuyến đường được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, thế nhưng, do có nhiều bất cập trong khâu thiết kế thi công nên chỉ mưa to là sạt, lở gây chia cắt cục bộ, gây hiểm nguy cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Triển khai nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hiệu quả (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Qua gần 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã tạo được sự chuyển biến trên các mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, nhiều mô hình, cách làm hiệu quả được triển khai, nhân rộng, giúp cho đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững đúng như mục tiêu của Cuộc vận động đưa ra.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xã hội - PV - 10 giờ trước
Ngày 29/9/2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khi điện về vùng biên

Khi điện về vùng biên

Chuyên đề - Tiêu Dao - 10 giờ trước
Khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo thêm động lực và khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở các bản làng miền biên viễn thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp gấp về tình trạng nhập lậu gia cầm

Tin tức - Thiên An - 12 giờ trước
Chiều 3/10, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân - 12 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là Bảo vật quốc gia.
Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Bão Koinu có gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông

Môi trường sống - T.Hợp - 12 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão Koinu cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.