Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ già làng kế tục sợi dây truyền thống ở Pa Tầng

Khánh Ngân - 10:01, 28/04/2022

Khi ở tuổi 67, bà Hồ Thị Phuôn ở bản Pa Tầng, xã Đa Krông (huyện Đa Krông, Quảng Trị) chính thức nhận sợi dây truyền thống kế tục từ người chồng làm già làng. Phần đông người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng tín nhiệm bà, nhưng cũng không ít người lo lắng, sợ bà không kham nổi trọng trách này.

Từ ngày bà Hồ Thị Phuôn làm già làng ở Pa Tầng, những ngôi nhà sàn kiên cố được dựng lên ngày một nhiều, nhiều mô hình sản xuất mới cũng được triển khai
Từ ngày bà Hồ Thị Phuôn làm già làng ở Pa Tầng, những ngôi nhà sàn kiên cố được dựng lên ngày một nhiều, nhiều mô hình sản xuất mới cũng được triển khai

Đưa dân bản thoát khỏi hủ tục

Từ xưa đến nay, sợi dây truyền thống kế tục già làng của người Bru Vân Kiều, là sự tiếp nối trong cùng một huyết thống, là cha truyền con nối. Thế nhưng, cách đây 7 năm trong một cuộc họp bàn, người Bru Vân Kiều lại phá lệ chọn bà Hồ Thị Phuôn, kế tục chồng làm già làng, với mong muốn Pa Tầng ngày càng khởi sắc.

Bà Phuôn giới thiệu sợi dây chuyền kế tục già làng từ trước đến nay chỉ trao cho người cùng huyết thống, và là đàn ông đảm nhiệm
Bà Phuôn giới thiệu sợi dây chuyền kế tục già làng từ trước đến nay chỉ trao cho người cùng huyết thống, và là đàn ông đảm nhiệm

Bà Hồ Thị Phuôn kế tục già làng vào đúng dịp tháng 4 âm lịch, năm 2015, khi người Bru Vân Kiều làm lễ cúng thần linh. Sau bao nhiêu năm hỗ trợ chồng là già làng Hồ Văn Thọ (đã qua đời), những nghi lễ cúng Giàng cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, người dân làm ăn thuận lợi, sức khỏe bình an như đã ngấm vào máu…nên khi làm lễ, già Phuôn thực hiện một cách bài bản, linh thiêng. Đó là dấu ấn, là niềm tin đầu tiên mà già làng Phuôn gieo vào tâm trí của người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng.

Để tăng thêm niềm tin cho người dân, bà Hồ Thị Phuôn lại bền bỉ đi từng nhà vận động các cháu đến trường đúng độ tuổi. Những em bỏ học, được già vận động trở lại trường để học con chữ. 

Trong xây dựng cuộc sống, già còn kiên trì vận động bà con từ bỏ một số thói quen xấu như, uống rượu, cờ bạc, bỏ bê ruộng vườn; Già dùng chính gia đình mình để làm gương, dạy các con cháu đoàn kết, yêu thương nhau, sinh hoạt nền nếp, cố gắng học tập, lao động, đi đầu trong mọi hoạt động, công việc của bản làng... nên bà con đã tin tưởng, nghe lời từ bỏ những thói quen xấu, thay vào đó, người dân tập trung lao động sản xuất nên những triền đồi được phủ đầy ngô sắn.

Trong ngôi nhà sàn sạch sẽ, già Phuôn tâm sự: Ngày mới được bà con tin tưởng giao cho làm già làng, miềng (mình - pv) vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được dân làng tin tưởng, nhưng lo vì trách nhiệm nặng nề làm sao cho bản ngày càng khởi sắc.

Trải qua 7 năm, "cái bụng" trong như nước suối đầu làng, nên tiếng nói của bà Phuôn rất có trọng lượng, dân làng từ già đến trẻ tất thảy đều tin tưởng nghe theo lời bà sống thuận hòa, ấm êm, cùng nhau xây dựng bản làng ngày một giàu đẹp.

Già Phuôn vẫn bền bỉ đi để cùng người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng thoát nghèo
Già Phuôn vẫn bền bỉ đến từng nhà để vận động người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng thoát nghèo

Cùng người Bru Vân Kiều thoát nghèo

Năm nay, bước sang tuổi 74, đôi chân già làng Hồ Thị Phuôn vẫn nhanh nhẹn để đi khắp bản Pa Tầng để cùng người Bru Vân Kiều trao đổi, tìm cách làm giàu.

Với quan điểm rất đơn giản, trước hết mình phải nói được làm được thì bà con mới tin. Bắt đầu từ những việc làm cụ thể, như phát quang cây cối để mở rộng diện tích đất sản xuất. Chăn nuôi thêm con trâu, con bò... cứ thế, đời sống gia đình bà Phuôn ngày càng no đủ. Gia đình già, cũng là hộ đầu tiên ở Pa Tầng trồng cây lúa nước, có gạo để ăn no nên từ đó mọi thứ tốt lên.

Thấy gia đình già Phuôn lao động sản xuất giỏi, gia đình không có tệ nạn cờ bạc, rượu chè nên gia đình lúc nào cũng đầm ấm. Nhiều gia đình người Bru Vân Kiều cứ thế làm theo. Phong trào trồng trọt, chăn nuôi ở bản Pa Tầng theo đó cũng phát triển mạnh. Nhiều mô hình như nuôi gà, nuôi trâu, bò cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn. Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi phục vụ đời sống, người Bru Vân Kiều ở Pa Tầng còn sản xuất để bán.

Ở Pa Tầng có 100 hộ Bru Vân Kiều, thì đến nay đã không còn hộ nào phải thiếu đói, hầu như hộ nào cũng có ti vi, xe máy…

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Krông cho biết:“Xã có 8 thôn nhưng hiện nay ở Pa Tầng là một trong những thôn có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn xã. Đời sống Nhân dân có bước phát triển ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bà Phuôn thực sự là ngọn đuốc dẫn đường của bản Pa Tầng. Người dân địa phương rất tự hào về người nữ già làng này”.

Cùng với già làng Hồ Thị Phuôn, ở Quảng Trị hiện có hơn 190 Người có uy tíntrong đồng bào DTTS, trong đó có nhiều người là nữ. Họ đảm nhận vai trò kết nối khối đoàn kết trong bản làng, trong dòng tộc. Họ Là cầu nối hài hòa giữa luật tục và pháp luật là hạt nhân hòa giải các vụ tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống.

Người có uy tín, già làng, trưởng bản, đã phát huy tốt vai trò làm gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động dân làng, dòng tộc, người thân xóa bỏ dần các hủ tục cũng như gìn giữ, trao truyền những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Bóng cả” làng Khúc Na

“Bóng cả” làng Khúc Na

75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.
Tin nổi bật trang chủ
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 4 phút trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 5 phút trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 6 phút trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.
Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Phát huy hiệu quả các Chương trình MTQG từ việc hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 9 phút trước
Với phương châm hỗ trợ đúng nhu cầu của người dân để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) những năm qua Cà Mau đã thực hiện hiệu quả Chương trình. Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 12 phút trước
Thời gian qua, triển khai các dự án, chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng quê hương.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

An Giang: Tạm giữ cha dượng bạo hành con riêng 8 tuổi của vợ khiến cháu bé hôn mê

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 15 phút trước
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Hồ Trần Minh Có thừa nhận nhiều lần bạo hành cháu bé 8 tuổi (là con riêng của vợ), thậm chí còn dùng tay nâng nạn nhân lên cao rồi tung lên cho rớt xuống nệm mỏng trải trên sàn nhà làm bất tỉnh.
Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Bình Định trung dũng kiên cường, luôn là tấm gương sáng ngời của lòng yêu nước

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 17 phút trước
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, tổ chức tối 30/3.
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.