Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nữ Già làng nơi biên viễn

PV - 16:07, 08/04/2019

Ở một số buôn làng trên vùng đất Tây Nguyên có những nữ già làng đang góp nhiều công sức trong việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững biên cương, được bà con tôn kính, tín nhiệm.

Dành trọn cuộc đời cho người dân biên giới

Theo quan niệm thông thường của đồng bào các DTTS Tây Nguyên, già làng phải là người đàn ông có sức mạnh, minh mẫn, uy tín, kiến thức uyên thâm để điều hành việc làng theo luật tục và bảo vệ được buôn làng. Nhưng làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nữ già làng Ksor H’Blâm lại làm tốt trọng trách già làng hơn 20 năm qua.

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng đôi chân nữ già làng Ksor H’Blâm (74 tuổi) vẫn nhanh nhẹ, đi khắp rừng núi mang niềm vui đến người dân biên giới và trở thành chiếc cầu nối quan trọng giữa chính quyền với Nhân dân địa phương trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Già làng Ksơr H'Blâm là một trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai. Già làng Ksơr H'Blâm là một trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai.

Khi còn trẻ, 13 tuổi già đã đi làm giao liên, rồi về làm hậu cần, vận chuyển thuốc men, thực phẩm cho bộ đội. Sau 25 năm phục vụ trong Quân đội, già Ksor H’Blâm nghỉ hưu về làng Krông sinh sống và được bầu làm già làng từ năm 1995 đến nay. Già không bắt chồng mà dành trọn cả cuộc đời cho bà con vùng biên giới này.

Lớn lên ở mảnh đất biên cương, già H’Blâm hiểu rõ sự vất vả, gian khổ của người dân. Sớm được tiếp xúc với xã hội bên ngoài và có kiến thức, già tìm tòi, học hỏi rồi truyền đạt kiến thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho dân làng. Già Ksor H’Blâm còn dành toàn bộ số tiền lương dành dụm được mua bò lấy sức kéo cho bà con tăng gia sản suất, cho người dân vay tiền mua phân bón, thuốc trừ cỏ, các loại cây trồng, vật nuôi tạo sinh kế để bà con phát triển kinh tế. Nhờ già làng H’Blâm hướng dẫn mà đồng bào đã biết trồng lúa, đậu xen canh, nuôi bò, lợn để lấy phân bón cây trồng…

Già làng Ksor H’Blâm cho biết: Làng Krông, xã Ia Mơr giáp biên giới Campuchia có hơn 100 hộ dân, tất cả đều là dân tộc Jrai. Đất đai thì cằn cỗi chỉ trồng được cây sắn, cây ngô canh tác theo truyền thống cũ, năng suất thấp nên đói nghèo đeo bám mãi. Trong khi đó, dân làng còn nhiều tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn ăn sâu trong tâm thức bà con như, tục sinh đôi bỏ một, chôn chung, đau ốm mời thầy cúng… “Bây giờ, đời sống của người dân khá lên trông thấy, hộ nghèo đã giảm nhiều, hủ tục lạc hậu cũng dần bỏ hết. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà làng Krông là làng duy nhất trong 5 làng của xã Ia Mơr đạt danh hiệu làng văn hóa”.

Nữ Già làng đầu tiên của dân tộc Brâu

Nếu như làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có già làng Ksor H’Blâm cống hiến cả cuộc đời nơi biên giới, thì thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có già làng Y Pan, nữ già làng cũng đang góp công lớn vào việc bảo tồn dân tộc Brâu và phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống.

Theo cách mạng từ thời niên thiếu, Y Pan từ làm liên lạc, canh gác các cuộc họp đến gùi gạo, đưa công văn, thuốc men, hậu cần… Năm 1959, già Y Pan tập kết ra Bắc, học làm y tá rồi về phục vụ kháng chiến tại chiến trường Tây Nguyên. Sau đó già về làng cũ sống, tham gia các hội, tổ chức làm công tác xã hội ở địa phương. Năm 2014, già Y Pan được dân làng tin tưởng bầu làm nữ già làng đầu tiên của dân tộc Brâu.

Già làng Y Pan kể: Ngày tôi trở về làng Đăk Mế chỉ còn khoảng trăm người, đói nghèo, lạc hậu, mù chữ, hôn nhân cận huyết thống, dân số suy giảm, đặc biệt là không một ai biết chữ. Quá lo lắng, bà đi từng nhà tuyên truyền, khuyên nhủ bà con sống thay đổi cách nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục xấu, giữ vững an ninh biên giới, đoàn kết, hòa hợp các dân tộc và bảo tồn giá trị truyền thống.

Dân tộc Brâu có nhiều tập tục hà khắc như, phụ nữ sinh con phải một mình vào chòi trong rừng tự vượt cạn rất nguy hiểm. Già làng Y Pan đã vận động bà con bỏ tập tục này nhưng lúc đầu chả ai nghe, chỉ sau mấy lần già làng cứu được một số chị em thoát chết bà con mới thay đổi nhận thức.

Đặc biệt, bà còn đứng ra đề nghị các cấp, ngành mở lớp xóa mù chữ. Bà cùng Bộ đội Biên phòng đi vận động bà con học chữ, vừa phụ giảng vừa làm phiên dịch cho các giáo viên. Bà nói, biết chữ thì bà con mới hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy lùi các hủ tục và biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng.

Với tâm huyết và những việc mà bà Y Pan đã làm cho dân làng, cùng với sự vươn lên của bà con trong thôn, Đăk Mế hôm nay đã thay da đổi thịt. Dân số của làng đã tăng lên 655 người. Các gia đình đã biết trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, bời lời, cao su, làm lúa nước... Từ chỗ cả làng không biết chữ, đến nay, con em các gia đình trong làng đều được đến trường đầy đủ, có em đang theo học cao đẳng, học nghề ở các trường chuyên nghiệp...

Già làng Y Pan ngày càng được bà con tin tưởng, kính trọng, trở thành niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần, trung tâm đoàn kết, để cùng nhau xây dựng buôn làng giàu đẹp và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 2 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.