Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Già làng giữ tinh hoa văn hóa nơi thung lũng phù sa

Tiêu Dao - 16:43, 12/03/2025

Không chỉ giỏi nghề đan lát, già A Nuông còn là kho báu sống của đồng bào Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) khi am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán, văn hóa của buôn làng. Ông nắm rõ hát giao duyên, hát kể sử thi, biết đánh cồng chiêng và đã truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng.

Nghệ nhân A Nuông giữ được nhiều kỹ thuật đan lát của người Mơ Nâm.
Nghệ nhân A Nuông giữ được nhiều kỹ thuật đan lát của người Mơ Nâm

Giữ bản sắc Mơ Nâm trong nếp nhà sàn

“Người Mơ Nâm mình phải giữ văn hóa, phải giữ phong tục của mình. Đời sống giờ đã khá hơn trước nhiều rồi, được Đảng và Nhà nước quan tâm, nên càng có điều kiện giữ gìn tốt hơn”. Già A Nuông bộc bạch khi đôi tay vẫn thoăn thoắt đan chiếc gùi theo đúng phong cách của người Mơ Nâm.

Xa xa ngoài khung cửa, cánh đồng lúa của làng Kon Chênh (xã Mang Cành, Kon Plông, Kon Tum) vừa thu hoạch, đàn chim nhỏ sà xuống nhặt những hạt lúa rơi vãi. Lác đác mấy người trẻ đến học đan lát cùng già A Nuông. Ở Kon Chênh, người giữ được bí quyết đan lát của người Mơ Nâm giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, và già A Nuông là một trong số đó.

Du lịch mở ra cơ hội cho làng Kon Chênh phát triển kinh tế. Sản phẩm đan lát của người Mơ Nâm được đưa vào Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, bày bán tại các hội chợ, trở thành món quà được du khách ưa chuộng. Gùi ghè, rổ rá, nong nia hay bồ đập lúa - tất cả đều làm từ mây tre, sống lại giá trị của mình trong nhịp sống hiện đại.

Nghệ nhân A Nuông giới thiệu chiếc nỏ và những sản phẩm đan lát của người Mơ Nâm
Nghệ nhân A Nuông giới thiệu chiếc nỏ và những sản phẩm đan lát của người Mơ Nâm

“Nghề này có từ lâu lắm rồi, đời cha đời ông không nhớ nữa. Phải dùng lồ ô (pu ô), xăm lũ (hnớ) và ri (dây mây), chứ ít dùng le như các dân tộc khác”. A Nuông cần mẫn giảng giải cho đám thanh niên Mơ Nâm theo từng động tác đan lát. Đôi tay khéo léo của ông như được tôi luyện qua năm tháng, hầu như chẳng có vật dụng nào trong làng mà ông không thể làm ra.

Hơn 50 năm trước, A Nuông đã quen thuộc với con dao, sợi lạt. Ngày đó, trẻ 12 - 13 tuổi mới tập đan từ những tấm phên thưa (greng) dùng để phơi cá, thịt rừng trên giàn bếp. Khi tay đã quen, người ta mới chuyển sang đan rổ, rá, rồi mới đến nong, nia, đơm, đó và đặc biệt là các loại gùi.

Phổ biến nhất là gùi thưa (kano) - thân chắc, lỗ thưa, dùng để gùi củi, bắp, củ mì. Gùi dày (kachơng) bền hơn, được đan từ lồ ô, xăm lũ hoặc hoàn toàn bằng dây mây. Dây mây - mềm dẻo, bền chắc - là nguyên liệu đan lát lý tưởng nhưng việc lấy mây từ rừng sâu lại vô cùng vất vả. Người Mơ Nâm phân biệt mây thành mây bột (dùng làm thực phẩm) và mây đá (dùng để đan lát).

Người Mơ Nâm có loại gùi dẹp cho nam giới và gùi tròn cho phụ nữ. Những chiếc gùi đan từ dây mây tinh xảo, bền đẹp. Nhìn những chàng trai, cô gái trẻ chăm chú lắng nghe, già A Nuông biết rằng vốn liếng tinh hoa của nghề đan lát sẽ không bị thất truyền.

Tiếng chiêng dài trên mỏm núi

Nghệ nhân A Nuông là người hiểu sâu về kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc.
Nghệ nhân A Nuông (người đầu tiên) là người hiểu sâu về kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc

Tiếng chiêng bỗng vang lên bên mép núi. Già A Nuông gác tay đan lát, khoác chiếc áo thổ cẩm, nhanh nhẹn bước ra khỏi nhà. Ông đi dạy cồng chiêng, xoang, chế tác và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ trong làng.

A Nuông sinh ra và lớn lên trong tiếng cồng chiêng, tiếng tà vẩu. Từ 15 - 16 tuổi, ông đã đánh thuần thục các bộ cồng chiêng khác nhau và thổi được tà vẩu. Thuở thanh niên, để bày tỏ tình cảm với người thương, các chàng trai phải biết đánh cồng chiêng thật giỏi, thổi tà vẩu thật hay. Say mê học hỏi, A Nuông đã đi khắp các làng trong vùng để học các bài chiêng khác nhau, dần dần trở thành người thông thạo nhất.

Không chỉ đánh chiêng giỏi, già A Nuông còn thuộc nhiều bài hát kể sử thi, hát giao duyên. Ông đã truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho gần 60 người trong làng. A Nuông thường xuyên tham gia các liên hoan văn hóa dân gian do xã, huyện, tỉnh tổ chức, góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của người Mơ Nâm.

Người làng Kon Chênh đã bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập.
Người làng Kon Chênh đã bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập

Với những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa, năm 2019, già A Nuông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Người làng tôn kính, các cán bộ văn hóa trân trọng, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để ông phát huy vai trò của mình trong gìn giữ di sản.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết: “Nghệ nhân A Nuông là người hiểu sâu về kỹ thuật đan lát, kỹ năng diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc. Ông am hiểu các giá trị nghệ thuật, văn hóa của từng nhạc cụ và không gian diễn xướng trong sinh hoạt cộng đồng qua các lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ bắt máng nước… Ông còn có công lớn trong việc truyền dạy cồng chiêng, chế tác nhạc cụ cho thế hệ trẻ”.

Ngày hay đêm, tại Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, bên bập bùng ánh lửa và những chum rượu cần, du khách hòa mình vào âm thanh rộn rã của chiêng trống và tiếng tà vẩu réo rắt. Lễ hội của người Mơ Nâm đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào.

Được sự quan tâm từ các chính sách của Đảng và nhà nước, làng Kon Chênh đã sung túc hơn xưa.
Được sự quan tâm từ các chính sách của Đảng và nhà nước, làng Kon Chênh đã sung túc hơn xưa.

Các cấp chính quyền thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu cồng chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc, tạc tượng gỗ dân gian và duy trì các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm. Nghệ nhân như A Nuông được tôn vinh, tiếp tục truyền dạy để các giá trị văn hóa không bị mai một.

Du lịch đã mở ra cánh cửa cho văn hóa dân tộc phát triển. Công lớn ấy có phần đóng góp không nhỏ của già A Nuông và cộng đồng Mơ Nâm ở Kon Chênh - nơi âm vang cồng chiêng, nét đẹp của nghề đan lát và tình người vẫn rực rỡ giữa đại ngàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa xã Đạ Tông, UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tổ chức tái hiện Lễ báo hiếu (Lơh chờ hờp me bàp in) của dân tộc M’nông trên địa bàn. Ðây là nghi lễ thể hiện sự biết ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người. Đồng thời là dịp để bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Đam Rông giao lưu, tìm hiểu nhằm giữ gìn và phát huy các nét đẹp về bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thời sự - PV - 20:30, 28/04/2025
Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với 48 nhóm nội dung, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, 24 dự án luật, 11 dự thảo nghị quyết và nhiều nội dung khác.
Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bình Định và Gia Lai

Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bình Định và Gia Lai

Tin tức - T,Nhân - H.Trường - 19:43, 28/04/2025
Ngày 28/4, HĐND tỉnh Bình Định tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định năm 2025.
Tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cao nhất nước hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cao nhất nước hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Như Tâm - 19:42, 28/04/2025
Ngày 28/4, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết, Ban Chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tỉnh Khánh Hòa thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Khánh Hòa thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 19:40, 28/04/2025
Ngày 28/4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII tổ chức kỳ họp chuyên đề, thông qua 16 nghị quyết, trong đó có việc tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Khánh Hòa với Ninh Thuận và nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa năm 2025.
Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh và công nghiệp bán dẫn

Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh và công nghiệp bán dẫn

Thời sự - PV - 19:40, 28/04/2025
Chiều 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đồng chủ trì Diễn đàn Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn. Cùng dự có có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp hai nước; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
HĐND hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh

HĐND hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh

Tin tức - Như Tâm - Phương Vũ - 19:39, 28/04/2025
Ngày 28/4, tại HĐND hai tỉnh An Giang và Kiên Giang đều tổ chức kỳ họp chuyên đề, để xem xét quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Tại Kiên Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Minh Thành điều hành kỳ họp. Tại An Giang, ông Lê Văn Nưng - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành kỳ họp.
Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Lâm Đồng: Tái hiện Lễ báo hiếu của dân tộc Mnông

Sắc màu 54 - Nguyễn Hoàn - 19:36, 28/04/2025
Vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa xã Đạ Tông, UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tổ chức tái hiện Lễ báo hiếu (Lơh chờ hờp me bàp in) của dân tộc M’nông trên địa bàn. Ðây là nghi lễ thể hiện sự biết ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người. Đồng thời là dịp để bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Đam Rông giao lưu, tìm hiểu nhằm giữ gìn và phát huy các nét đẹp về bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Vùng 3 Hải quân dâng hương tại Di tích Bến tàu không số Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Vùng 3 Hải quân dâng hương tại Di tích Bến tàu không số Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Xã hội - T.Nhân - Đ.Minh - 19:34, 28/04/2025
Ngày 28/4, tại Đài tưởng niệm Di tích tàu không số xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quang Ngãi, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tá Phạm Đình Thành - Phó Chính ủy Vùng 3 Hải quân chủ trì.
Quảng Ngãi thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh

Quảng Ngãi thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19:33, 28/04/2025
Ngày 28/4, tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa 13, nhiệm kỳ 2021 - 2026 biểu quyết thông qua Nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Điện Biên: Nữ giáo viên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý

Pháp luật - Minh Nhật - 18:20, 28/04/2025
Một giáo viên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên vừa bị bắt quả tang khi đang vận chuyển ma tuý cho các điểm bán lẻ trên địa bàn.