Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du

PV - 17:12, 15/04/2021

Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.

Nghệ nhân ưu tú A Gông cùng các thanh niên trong làng Kon Du tạc tượng gỗ. Ảnh: Đ.T
Nghệ nhân ưu tú A Gông cùng các thanh niên trong làng Kon Du tạc tượng gỗ. Ảnh: Đ.T

Tháng 4 đang là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhưng bên trong ngôi nhà sàn của nghệ nhân ưu tú tạc tượng gỗ dân gian A Gông (ở làng Kon Du, xã Măng Cành) thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió thổi mát rượi lùa vào. “Thời tiết mùa này ở đây là vậy, dù trời có nắng nóng nhưng vẫn không thể thiếu không khí mát mẻ đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn”, nghệ nhân A Gông vừa rót nước mời chúng tôi vừa nói.

Từ khi còn nhỏ, nghệ nhân A Gông đã thích tạc tượng gỗ. Mỗi lần người thân trong gia đình hay người làng tạc tượng gỗ, ông đều chăm chú ngồi xem. Vì đam mê nên ông chịu khó học hỏi, luyện tập rồi trở thành người tạc tượng gỗ thuần thục khi mới 20 tuổi. Phát huy được năng khiếu của bản thân, ông tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, ngày hội tạc tượng gỗ dân gian trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình truyền dạy lại việc tạc tượng gỗ cho các thanh, thiếu niên trong làng.

“Để trở thành người tạc tượng gỗ giỏi, ngoài năng khiếu nghệ thuật, óc thẩm mỹ, bàn tay khéo léo còn cần có đức tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại, bởi mọi ý tưởng, nhát chặt bằng rìu, nhát chặt bằng rựa hay đục bằng dao đều có sự tính toán và cần độ chính xác cao. Tạc sai một lần có thể phá hỏng ý định, hình dáng tổng thể của cả pho tượng đã xây dựng trước đó”, nghệ nhân A Gông cho biết.

Tìm được người có năng khiếu tạc tượng gỗ đã khó, thuyết phục họ học rồi truyền dạy còn khó hơn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của nghệ nhân A Gông cùng nhiều người lớn tuổi khác trong làng, hiện nay ở làng Kon Du có rất nhiều thanh niên biết tạc tượng gỗ, như A Rể, A Naia, A Niêm, A Ia. Đặc biệt, ở làng Kon Du còn có một số phụ nữ biết tạc tượng gỗ.

Theo chia sẻ của nghệ nhân A Gông, không giống các dân tộc khác, tạc tượng gỗ gắn liền với tục làm nhà mồ, người Mơ Nâm ở làng Kon Du tạc tượng gỗ để tái hiện lại hình ảnh và tưởng nhớ người thân, người cao tuổi trong làng đã mất. Hình ảnh tượng được tạc thường được chọn gắn liền với đời sống, sinh hoạt hàng ngày, có thể là hình ảnh cha mẹ đi làm rẫy, đàn ông cầm rìu đi rừng, ông già đánh cồng chiêng, ông già cầm giáo, bà già giã gạo, bà già xách nước…

Thông thường, những pho tượng có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 15cm, chiều dài khoảng 30-40cm. Hàng năm, khi đến các lễ hội của làng như lễ hội mừng chuồng trâu, người làng Kon Du sẽ cầm pho tượng trên tay rồi nhảy theo hình tròn trong nhà sàn hoặc ngoài sân cả đêm trong âm thanh cồng chiêng. Đến sáng sớm hôm sau, trước khi ra đồng gieo sạ, người làng sẽ ra phía sau nhà, cắm pho tượng trước chuồng trâu, gieo khoảng 20-30 hạt lúa xung quanh pho tượng để tổ tiên phù hộ cho gia đình có được một mùa vụ bội thu.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, ngoài sử dụng công cụ rìu để phá thân gỗ, rựa để tạo hình thô và dao để tạo hình chi tiết, người làng Kon Du còn sử dụng bộ công cụ điêu khắc gỗ của thợ mỹ nghệ để thuận lợi và dễ dàng trong việc tạo hình các chi tiết nhỏ cần sự tỉ mỉ, như khuôn mặt, đôi mắt, ngón tay, ngón chân, hoa văn trên trang phục…

Ngoài tạc những pho tượng nhỏ để cầm trên tay, người làng Kon Du còn tạc những pho tượng lớn có đường kính 40cm, chiều cao 1,5m, để giao lưu với các dân tộc bạn. Vật liệu để tạc thường là gỗ cà chít, dổi, sơn đỏ, bởi đây là những cây có khả năng chống mối mọt và chống nứt cao.

Tạc tượng gỗ là cách để tưởng nhớ về người đã mất. Ảnh: Đ.T
Tạc tượng gỗ là cách để tưởng nhớ về người đã mất. Ảnh: Đ.T

“Mỗi lần tham gia giao lưu tạc tượng gỗ dân gian với các dân tộc khác, chúng tôi có cơ hội giới thiệu nét đẹp văn hóa điêu khắc dân gian của người Mơ Nâm, thể hiện trình độ, sự khéo léo của bản thân và được học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua kỹ thuật tạc tượng gỗ của các dân tộc khác. Như lần giao lưu tạc tượng gỗ dân gian với dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai, chúng tôi học cách tận dụng tối đa những cây gỗ bị mục, bị cong để sáng tạo và tạc ra những pho tượng phù hợp với hình dáng của cây gỗ đó”, nghệ nhân A Gông cho hay.

Với những người tạc tượng gỗ dân gian ở làng Kon Du, cái hồn nằm trong mỗi pho tượng được thể hiện qua hình dáng cơ thể và khuôn mặt. Khuôn mặt, đôi mắt, chân mày, gò má, đôi tai, cái mũi, tất cả phải giống với người lúc còn sống. Tướng mạo họ thế nào, họ sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất ra sao, người tạc tượng phải dùng trí nhớ của mình để tạc lại thật chính xác lên pho tượng.

Nghệ nhân A Gông cũng vậy, những hình ảnh, kỷ niệm với người thân, người lớn tuổi trong làng đã mất ông luôn nhớ rõ và khắc ghi trong lòng. Để rồi mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại ngồi trước nhà sàn của gia đình, tạc những pho tượng gỗ để tưởng nhớ, gửi gắm tình cảm với những người đã mất.

Ánh chiều dần buông rọi lên những pho tượng nhỏ trước chuồng trâu. Nghệ nhân A Gông chia sẻ rằng, vào lễ chuồng trâu năm sau, dân làng sẽ nhổ pho tượng lên đem đi cất và tạc một pho tượng khác để thay thế vào. Có như vậy, cánh đồng trồng lúa của dân làng mới mãi xanh tốt, trĩu bông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/9, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Thắng Tam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo UBND Tp. Vũng Tàu và Ban Quản lý Di tích Đình thần Thắng Tam
Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Điều chuyển giáo viên túm áo kéo học sinh làm công việc khác và chờ hình thức xử lý

Tin tức - Hương Trà - 4 phút trước
Liên quan đến clip một giáo viên có hành động túm áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học xảy ra tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tại công văn số 3548/SGDĐT-CTTT-KHCN, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu trường Trung học phổ thông Đa Phúc kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm (nếu có vi phạm), báo cáo lại sở trước ngày 2/10/2023.
Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tổ chức thành công giải leo núi đầu tiên dành cho phóng viên, nhà báo tại vùng DTTS

Tin tức - Vàng Ni - 7 phút trước
Trong ngày 30/9-1/10, gần 100 nhà báo có mặt tại chân núi thuộc chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 13 phút trước
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 15 phút trước
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - 4 giờ trước
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc

Trang địa phương - Mỹ Dung - 22:47, 30/09/2023
Ngày 30/9, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng tiếp và làm việc với Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh.
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Lê Hường - 22:38, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trung tá Thái Khắc Chính - Trưởng Công an huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 4 cửa hàng kinh doanh hơn 100 chiếc xe đạp, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Kon Tum: Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh định kỳ 2 năm 1 lần

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:36, 30/09/2023
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Việt Nam, với mục tiêu tạo động lực thu hút đầu tư đưa các sản phẩm của cây Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm dược liệu khác trở thành những sản phẩm có thương hiệu.
Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Lục Ngạn (Bắc Giang): Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng hủy hoại rừng

Pháp luật - Thiên An - 22:35, 30/09/2023
Ngày 30/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng Vi Văn Huấn (SN 1985), trú tại thôn Suối Chạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn về hành vi “Hủy hoại rừng” quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Quảng Ninh: Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu trao trả tài sản cho du khách

Tin tức - Thiên An - 22:32, 30/09/2023
Ngày 30/9, Trạm Kiểm soát Biên phòng Tuần Châu (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai) đã tiến hành trao trả chiếc túi xách có chứa tiền và các loại giấy tờ quan trọng cho người đánh rơi.