Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người kể chuyện bằng tượng

PV - 14:55, 15/09/2020

Hơn 10 năm nay, ông A Tân ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy đã biến những khúc gỗ khô thành những bức tượng sống động, có hồn. Đam mê tượng gỗ, ông dành nguyên một khu vườn rộng để tạc và trưng bày tượng. Khu vườn tượng của ông như một câu chuyện khá đầy đủ về đời sống cũng như sinh hoạt văn hóa của người Ba Na.

Vườn tượng nhà ông A Tân kể lên những câu chuyện về đời sống của người Ba Na. Ảnh: T.T
Vườn tượng nhà ông A Tân kể lên những câu chuyện về đời sống của người Ba Na. Ảnh: T.T

Đam mê tạc tượng

Mặt trời lên cũng là lúc ông A Tân bê chiếc thúng đựng dụng cụ đục, đẽo… xuống vườn tượng. Phóng tầm mắt ra xa, ông ngắm lại các bức tượng do chính mình tạc nên, rồi yên tâm bắt tay vào tạc bức tượng người đàn ông đánh đàn tơ rưng đang dang dở. Nhẩm nhẩm tính, ông bảo: “Mình tạc tượng chắc được hơn 10 năm. Giờ lớn tuổi rồi, tay chân không còn linh hoạt như trước nhưng bù lại kinh nghiệm nhiều hơn, làm cũng dễ dàng hơn”.

Ông A Tân không nhớ rõ mình bắt đầu học tạc tượng từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ khi còn nhỏ, vì mê tạc tượng nên chiều lại, khi đám bạn trong làng rủ nhau vui chơi thì ông lại theo chân những người già trong làng học tạc tượng.

Hồi tưởng lại những ngày đầu theo học tạc tượng, ông cười bảo: “Khi được cho thử đục thớ gỗ đầu tiên, tay chân mình run cầm cập, cứ sợ hư gỗ”. Từ những vụng về ban đầu, siêng năng, chịu khó để ý, dần dà ông biết tạc tượng. Kể từ đó, khi ăn, ngủ, đi lên rẫy… lúc nào ông cũng nghĩ về việc tạc tượng. Ông mường tượng trong đầu bức tượng cần tạc, cẩn thận phác họa bằng bút rồi từ từ đục theo. “Hồi đầu mình làm bị hư gỗ miết thôi. Từ từ rút kinh nghiệm dần. Có lần mê mải tạc từ sáng đến tối, tay phồng rộp, mắt cay xè, cái lưng như muốn gãy. Làm thì mệt nhưng nhìn bức tượng hoàn thành, tinh thần lại phấn khởi, có động lực để làm tiếp” – ông Tân bồi hồi nhớ lại.

Đó là chuyện của ngày xưa, giờ mọi việc đã khác. Không cần phải phác họa trước, ông áng chừng bằng mắt rồi cứ thế thể hiện. Không chỉ đục tượng để thỏa đam mê, ông còn đục tượng cho dân làng. Nhiều người tìm đến ông, nói ý tưởng, và hoàn toàn yên tâm, chờ đợi tác phẩm. Chỉ với dùi, đục, đôi tay ông thoăn thoắt đưa lên đập xuống mà khúc gỗ thành tượng đẹp.

Ông A Tân hướng dẫn con trai cách tạc tượng. Ảnh: Tiến - Thành
Ông A Tân hướng dẫn con trai cách tạc tượng. Ảnh: Tiến - Thành

Những người già biết tạc tượng dần mất đi; những người biết tạc tượng lại tất bật với ruộng rẫy nên ở xã Đăk Tờ Re cũng chẳng mấy ai mặn mà với nghề tạc tượng. Dẫu cũng gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền để lo cho đàn con, lo cho gia đình, nhưng ông A Tân vẫn giữ nguyên đam mê tạc tượng. “Ngày nào không được tạc tượng, mình không muốn ăn một cái gì hết. Sáng nào cũng phải ra đục đẽo một lúc rồi mới đi làm được. Dù đi rẫy về muộn, mình cũng phải xuống thăm vườn tượng rồi mới ngủ ngon” – ông A Tân cười hiền.

Những câu chuyện được kể bằng tượng

Dẫn chúng tôi ra xem bức tượng người đàn ông cầm giáo với tư thế mạnh mẽ, ông A Tân giới thiệu rằng, đó là hình tượng của một người rất có uy tín trong làng. “Ngày trước, bất kể ai muốn vào làng, đều phải gặp và xin phép người này, nếu người này đồng ý, mới được vào. Qua những lời kể của cha ông, mình mường tượng lại và tạc nên” – ông A Tân kể.

Đã đi tham quan nhiều nơi, tìm hiểu nhiều về tượng gỗ, nhưng chưa ở đâu đem lại cho chúng tôi những cảm xúc đặc biệt như vườn tượng của ông A Tân. Tôi như thấy mình ở đêm hội cồng chiêng khi đứng trước bức tượng người đánh cồng chiêng với ánh mắt vui tươi, phấn khởi; hay như đang cùng những người phụ nữ Ba Na cõng chiếc gùi chứa đầy những bầu nước mát trở về nhà sau một ngày làm rẫy khi đứng trước bức tượng người phụ nữ cầm quả bầu.

Mỗi bức tượng như biết nói, kể về một câu chuyện về đời sống tâm linh, đời sống văn hóa, tinh thần và sinh hoạt của người Ba Na. Đó là bức tượng đàn ông mang rìu lên rẫy, tượng người đàn ông bắn nỏ…, thể hiện sự chăm chỉ, cần cù, chiến thắng thiên nhiên để xây dựng đời sống ấm no; bức tượng người phụ nữ dệt vải, giã gạo toát lên sự chăm chỉ, đảm đang; tượng người đàn ông trầm ngâm bên tẩu thuốc lại diễn tả phút suy tư, trăn trở về cuộc sống…

Ông A Tân giới thiệu bức tượng do chính tay ông làm đặt tại nhà rông của làng. Ảnh: T-T
Ông A Tân giới thiệu bức tượng do chính tay ông làm đặt tại nhà rông của làng. Ảnh: T-T

Bởi ông A Tân luôn dành hết tâm trí của mình vào từng bức tượng nên rất dễ nhận ra mỗi bức tượng ấy đều có hồn, mang lại cảm xúc sâu lắng. Hơn thế, vì là người Ba Na, hiểu về văn hóa, nhịp sống thường ngày của dân tộc mình nên ông thoải mái sáng tạo, kể lại những câu chuyện thông qua những bức tượng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông bảo rằng, tạc tượng, khó nhất là khuôn mặt. Thông thường ông mất khoảng 2-3 ngày để tạc xong một bức tượng, nhưng phần tạc khuôn mặt, ánh mắt chiếm gần 2/3 thời gian. “Nhiều người vào tham quan rồi khen mình tạc tượng đẹp, có hồn. Vừa rồi, có đơn vị đặt mình 30 tượng gỗ để mang lên Măng Đen (huyện Kon Plông) đấy” – ông A Tân thật thà khoe.

Cũng vì làm tượng đẹp nên ông được tham gia rất nhiều chương trình, sự kiện liên hoan văn hóa, và lần nào, ông cũng “rinh” giải cao về tạc tượng. Với tay nghề cao và để lại nhiều dấu ấn trong từng tác phẩm riêng của mình, năm 2019, ông A Tân được phong danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Vui vì những nỗ lực, cố gắng được công nhận, nhưng ông Tân chia sẻ chỉ thật sự hạnh phúc khi có người muốn tìm hiểu về tượng gỗ, về văn hóa dân gian. “Mình sẵn sàng hướng dẫn, truyền nghề nếu ai muốn học để nghề tạc tượng gỗ không bị mai một” – ông Tân tâm sự.  



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.