Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người duy nhất còn giữ nghề tạc tượng ở làng Chuét 2

THÙY DUNG - 10:52, 01/10/2019

Ksor Khoa dân tộc Jrai là người duy nhất ở làng Chuét 2, phường Thắng Lợi TP. Pleiku (Gia Lai) còn giữ được nghề tạc tượng truyền thống.

Bức tượng mẹ bồng con tại nơi chế tác tượng gỗ của anh Ksor Khoa.
Bức tượng mẹ bồng con tại nơi chế tác tượng gỗ của anh Ksor Khoa.

Thổi hồn tượng gỗ

Chúng tôi gặp anh Ksor Khoa khi anh vừa trở về sau 7 tháng đi dựng cây nêu và làm nhà sàn ở xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nói về cơ duyên đến với tạc tượng truyền thống, anh Khoa cho biết, người truyền cảm hứng cho anh đến với nghề là người cậu họ.

Ông là một người rất am hiểu về văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại địa phương.

Theo Ksor Khoa, người Jrai tạc tượng gỗ để phục vụ đời sống tinh thần. Họ tạc tượng để phục vụ lễ Pơ Thi, đám chết hay trang trí nhà rông, nhà sàn. Nhưng chủ yếu phục vụ trang trí xung quanh ngôi mộ của người đã khuất. Những bức tượng mang ý nghĩa gắn liền với đời sống tinh thần của con người lúc còn sống. Người ta sống gắn liền với thứ gì, thì chết đi cũng gắn liền với thứ đó.

Mỗi bức tượng gỗ có rất nhiều hình dạng khác nhau và mang những ý nghĩa riêng. “Tiêu biểu như tượng mẹ ôm con. Tượng này để an ủi người đã khuất, cho họ cảm nhận được gia đình luôn ở bên cạnh. Tượng Chim-được để trước nhà mồ với ý nghĩa bảo vệ cho người đã khuất…”, Ksor Khoa cho biết.

Để biến một khúc gỗ vô tri, vô giác thành nhân vật sống động, người tạc tượng phải biết cách chọn gỗ, nắm vững các thao tác, chú tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất để tạo hình phù hợp. Khó nhất là lột tả được thần thái, những biểu cảm khác của nhân vật. Người tạc phải là người có kinh nghiệm, khéo léo trong cách tạo hình thì mới tạc thành công.

Được biết, trước kia một nghệ nhân tạc xong một bức tượng phải hết 1-2 tuần, nhưng nay nhờ cơ khí hóa, việc tạc tượng đã được rút ngắn, chỉ 3-5 ngày. Với mỗi bức tượng, tùy vào độ khó và thời gian hoàn thành sản phẩm mà có giá khác nhau, thường dao động từ 500 ngàn đến 2 hoặc 3 triệu đồng. Gỗ để tạc tượng có nhiều loại, như muồng đen, mít già, knia…

“Khách hàng của mình thường là những người dân trong làng. Ngoài ra, còn có một số khách khi có nhu cầu mở quán phục vụ khách du lịch muốn trải nghiệm văn hóa của đồng bào DTTS, họ sẽ đến tạc tượng về trang trí quán. Công việc này tuy không nhiều tiền, nhưng mình làm là vì đam mê và mong muốn giữ gìn được nghề truyền thống mà cha ông để lại”, Ksor Khoa cho biết thêm.

Trăn trở vì không tìm được người học

Tháng 11/2018, Ksor Khoa được mời làm đại diện TP. Pleiku đi tham gia tạc tượng gỗ truyền thống tại Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của người cậu, anh được nhận một số đơn hàng từ Bảo tàng tượng gỗ tại khu du lịch Làng Cù Lần tại xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).

“Mới đây, mình được người ở Lâm Đồng mới đi làm cây nêu phục vụ cho lễ Pơ Thi. Có người còn mời mình cùng một số người biết tạc tượng ở Gia Lai đi đến xã Lát để dựng nhà sàn, tạc và điêu khắc những họa tiết lên ngôi nhà. Nhờ có như vậy, mà mình cũng có đồng ra, đồng vào trang trải cho gia đình”, Ksor Khoa chia sẻ.

Được biết, làng Chuét 2 bây giờ chỉ còn mình Ksor Khoa biết tạc tượng gỗ truyền thống. “Ngày trước, mình hay đi kêu gọi thanh niên trong làng đến nhà học tạc tượng. Lúc đầu họ cũng hào hứng lắm, nhưng cũng chỉ ba bữa là bỏ dần, một tuần sau không còn ai đến nhà mình học nữa. Mình muốn có người học lắm, nhưng không tìm được ai cả. Nhiều lần mình đi vận động các thanh niên trong làng, nhưng không ai học hết. Người ta không thích thì mình chịu thôi, không có đam mê thì không làm nghề này được…”, chàng trai trẻ bộc bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Bí thư Chi bộ Sán Chỉ học và làm theo Bác từ những việc giản dị nhất

Gương sáng - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Miệt mài, trách nhiệm với công việc từng ngày, Bí thư Chi bộ thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Nịnh Văn Toàn chọn cách gần dân để lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người dân để cùng chi bộ có giải pháp phù hợp và làm trước, làm thật. Bao năm qua, ở đâu có việc chung, ở đó có bóng dáng ông Toàn lặn lội. Gần 60 tuổi đời, ông vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết của người cán bộ cơ sở – một tấm gương sáng về học và làm theo Bác bằng những hành động giản dị mà thiết thực.
Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Đồng bào Vân Kiều học tập Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực

Thời sự - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Cho hàng xóm mượn đất canh tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau vốn để thoát nghèo, hiến đất để xây trường học…, là cách mà bà con Vân Kiều ở nhiều địa bàn vùng miền núi Quảng Trị học tập và làm theo Bác Hồ. Bằng những hành động cụ thể và lan tỏa tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, đồng bào Vân Kiều đã xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ngãi: Đã xóa hơn 5.200 căn nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Theo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, qua gần 6 tháng phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, đến nay toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 5.222 trong tổng số 6.628 căn nhà, tương đương tỷ lệ thực hiện gần 79%.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 3 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 4 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.