Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trong nỗi buồn tượng gỗ

PV - 10:35, 07/05/2019

Khi những nhà mồ truyền thống không còn, những người biết đẽo tượng ngày càng ít và già yếu, lớp trẻ thì không mặn mà, vậy là nghề đẽo tượng nhà mồ cũng gần như thất truyền, để lại nỗi buồn của những thân tượng theo suốt hành trình cuộc sống ở thế giới hư vô.

Tâm tư về một thời quá vãng như hằn in lên đôi mắt của già Uế khi đẽo tượng. Tâm tư về một thời quá vãng như hằn in lên đôi mắt của già Uế khi đẽo tượng.

Lão nghệ nhân già Uế (70 tuổi, ở Kon Ch’ro, Gia Lai) dừng tay đục. Đôi mắt quầng thâm vẫn toát lên những ánh nhìn tinh anh mơ màng buồn nhìn ra phía đại ngàn. Lâu rồi già mới đẽo tượng, thế nhưng cái tay vẫn rất dẻo, cái mắt nhìn vẫn chuẩn từng đường đục, đường rìu, và cái bụng thì vẫn đau đáu với những thân tượng đang dần thành hình.

Lão ngồi lặng một lúc, tẩu thuốc không còn bốc khói. Có lẽ lão đang nhớ lại thời quá vãng, khi những tượng mồ thủa trước sống dậy trong tâm tưởng. Trong làng giờ chỉ còn lão và một người nữa biết đẽo tượng mà thôi. Lũ trai lũ gái trong làng giờ không thích đẽo tượng nữa, và chẳng còn ai để cho lão truyền nghề. Lão lo, sau này làng chẳng còn ai biết đẽo tượng, những mùa ning nơng, mùa pơ thi hay ngày hội của làng sẽ chẳng còn ai biết làm tượng. Văn hóa cha ông ngàn đời sẽ mất đi.

Già Uế bùi ngùi nhìn về phía đại ngàn, nơi đó có thấp thoáng những bản làng nằm dưới cổ thụ rêu phong, những bức tượng hình người, vật với đủ hình thù kỳ dị đứng yên lặng trong bóng chiều quạnh hiu, u tịch. Không gian trầm lặng khiến cho những bức tượng gỗ có hồn, có những cung bậc cảm xúc, lòng tiếc thương như của người sống đối với người đã khuất.

Bao đời rồi, người Tây Nguyên như già Uế, như những già làng khác luôn đau đáu nỗi niềm tượng gỗ. Những thân gỗ vô tri qua bàn tay và tâm hồn của những người nghệ nhân như già Uế đã biến thành những người phụ nữ giã gạo, dệt vải, là cánh đàn ông vào rừng săn bắn, đi rẫy, là không khí lễ hội rộn ràng của buôn làng cùng những khuôn mặt tươi vui khi biểu diễn nhạc cụ, nhảy múa, uống rượu cần...; là người đàn ông đàn bà đang yêu, là người mẹ bồng con chờ chồng đi chiến trận...

Những thân tượng mục nát bên nhà mồ, khiến trái tim những người già quặn thắt. Những thân tượng mục nát bên nhà mồ, khiến trái tim những người già quặn thắt.

“Mỗi bức tượng là cả một trời thương nhớ mà người nghệ nhân khắc vào đó lòng mình, sự hy vọng của mình. Đó là cả tâm tưởng, cả nền văn hóa, cả sự dồn nén bao năm tạc nên thành thân tượng!”, già Uế mông lung nói thế trong nắng cao nguyên vàng rực.

Tôi đã đi nhiều buôn làng ở Tây Nguyên, gặp nhiều người đẽo tượng nhà mồ, hiểu rằng với cộng đồng nơi đây, tượng nhà mồ mang tất cả thông điệp, hơi thở cuộc sống buôn làng cho những linh hồn sang thế giới của Yang-Atâu. Những người đẽo tượng đã thổi hồn vào những thớ gỗ, biến những thớ gỗ thành hình dáng con người, thổi vào đó hồn cốt của những nỗi niềm mang chở khao khát và ý nguyện của tộc người mình trên khắp dải đất nắng gió này.

Những bức tượng nhà mồ được tạo nên từ đôi bàn tay trần trụi rám nắng, bằng tình cảm nén chìm trong lòng qua bao mùa rẫy, để rồi bật lên là dáng hình người đàn bà ôm mặt khóc thể hiện sự hoài niệm về cuộc sống, người trai trẻ rộn tiếng ching chiêng trong không khí hồ hởi, âm vang của sinh hoạt cộng đồng hay tượng thể hiện hình những con vật trung thành, gần gũi được gửi theo để phục vụ người chết…

Chỉ buồn một nỗi, tượng nhà mồ hiện đang dần thay đổi. Thời gian gần đây, những thay đổi lớn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng các DTTS, phần nào tác động đến quan niệm nghệ thuật tạc tượng nhà mồ. Một nguyên nhân khác khiến tượng mồ ngày càng thưa vắng, đó là các loại gỗ được chọn để làm tượng như cà chít, căm xe… đã trở nên khan hiếm. Và lại càng buồn hơn bởi, hiện nay ở các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, là những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống.

Khi những nhà mồ truyền thống không còn, thay vào đó là những ngôi mộ được xây dựng theo lối hiện đại, thì văn hóa nhà mồ cũng sẽ không còn. Những người biết đẽo tượng ngày càng ít và già yếu, lớp trẻ thì không mặn mà, vậy nên việc đẽo tượng nhà mồ cũng gần như thất truyền, kéo theo đó là văn hóa nhà mồ rồi cũng sẽ rơi rụng theo thời gian.

Cứ thế, chỉ sau lễ bỏ mả, tượng nhà mồ dần dần bị lãng quên và năm tháng, nắng mưa sẽ dần dà làm hư hỏng, tan biến những tác phẩm nghệ thuật tượng mồ vào với đất. Dẫu rằng, tượng nhà mồ đã trở thành một nét văn hoá tâm linh không thể tách biệt, gắn chặt với cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây, nhưng nhìn những bức tượng đang dần mục nát kia, nhiều người không khỏi cảm thông cho nỗi buồn của những thân tượng mang ý nghĩa tâm linh dọc theo suốt hành trình cuộc sống ở thế giới hư vô.

Cứ thế, trong mênh mang chiều đại ngàn khi nói chuyện với người khách lạ đến từ đồng bằng, thi thoảng lão nghệ nhân già Uế lại chỉ vào ngực trái, nơi trái tim già đang buồn da diết mà thở dài.

Mùa này đang là mùa Ning Nơng, mùa của lễ hội chốn đại ngàn. Già Uế vẫn đau đáu nỗi niềm...

MINH NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 7 giờ trước
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 7 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.