Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan man cùng Văn hóa Tây Nguyên

PV - 15:50, 11/02/2019

Dọc dài trên khắp buôn làng các DTTS Tây Nguyên, rừng cây, bến nước, nhà dài... là “không gian thiêng” truyền đời. Ở không gian ấy, tiếng chiêng cất lên như tiếng lòng; tiếng đục, chạm tượng gỗ trở nên rất đỗi thân thuộc, tạo nên chiều sâu văn hóa đặc trưng của các tộc người. Nhưng rồi, nước cạn, rừng tàn, chiêng ché “chảy máu”… Để rồi, vào những ngày Xuân, ước vọng trở về không gian xưa lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm thức mỗi người...

Chọn lúc nóng nực nhất, dạt vào cánh rừng cổ thụ của buôn Kmrơng Prong B (xã Ea Tu, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) mới thấm hiểu vì sao, không gian rừng đã đi vào đời sống như mạch nguồn tự nhiên. Từ đó hun đúc, khơi gợi nên cảm xúc sáng tạo cho bao thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ.

Từng diễn hàng ngàn bài chiêng từ lễ hội của buôn làng đến huyện, tỉnh, nghệ nhân Y Wil Ênuôl (người Ê-đê ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) hiểu hơn ai hết chất men say đã giúp mình bền bỉ với chiêng hơn nửa thế kỷ qua. Nhiều lần, ông bảo, người Tây Nguyên thích gọi nơi mình sống là “buôn”, là “làng” hơn là “thôn”, “xóm”. Trong ánh lửa bập bùng hay ánh trăng le lói qua những cánh rừng thâm u, xanh thẳm, bên căn nhà rông hoặc nhà dài, tiếng chiêng cất lên vang vọng, réo rắt như tiếng rền vang của tâm tư, ý nguyện cả cộng đồng. Cũng trong không gian ấy, người nghệ sĩ có thể quên mệt mỏi, quên thời gian, quên tuổi tác… để viết lên, chỉnh lại những điệu chiêng độc đáo nhất mang đi trình diễn, đi thi thố trong các lễ hội. Vậy nhưng, giờ đây, không gian ấy đang bị phá vỡ dần. Rừng mất, hồn cốt của chiêng cũng mai một.

 Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Xem chiêng như bạn tri kỷ, biết bao đêm Xuân yên bình, ấm cúng, cảm nhận sâu sắc có thần rừng, thần nước ở bên, nghệ nhân Đinh Plat làng Kon Gộp, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) say sưa tấu chiêng không biết mệt. Có đêm, hết điệu này đến điệu khác tuôn ra đầy thành kính, da diết, vọng xa. Nhưng giờ đây, xúc cảm ấy như tuột trôi khi không gian thiêng liêng không còn nữa.

Những nghệ nhân lẫn già làng chỉ còn nỗi buồn dài khi cảm được mạch nguồn thiên nhiên, với sự nóng lên của thời tiết, sự cuồng nộ của dông bão, sự khắc nghiệt của nắng hạn, sự im bặt của chim thú. Đó là hậu quả của những cánh rừng bị xâu xé bởi lòng tham của con người. Nhiều căn nhà rông được hiện đại hóa, đánh bật đi nét truyền thống, cộng đồng nhiều DTTS không còn rộn rã bước chân đến hát sử thi, luyện những điệu múa, điệu nhạc, làn dân ca của dân tộc mình nữa.

Một môn nghệ thuật nữa không thể thiếu vắng trong các lễ hội lẫn những câu chuyện kể trong đêm Xuân giữa những căn nhà rông, nhà dài ở Tây Nguyên đó là tạc tượng. Là tượng gỗ nhưng nghệ nhân đã dốc cả tâm hồn mình vào đó để phản chiếu mọi mặt của đời sống cộng đồng. Nét buồn, nét vui, nét trầm tư đều hiển thị qua từng đường vết chạm trổ. Và, chất xúc tác để biến những bàn tay chăm ruộng rẫy thành tài hoa, uyển chuyển là rừng cây, bến nước và những nét đẹp như thuở sơ khai mà thiên nhiên ban tặng.

Mê tạc tượng từ thuở tâm hồn vắt trong như nước suối nhưng giờ đây, những nghệ nhân như A Đoàn ở xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cũng đầy trăn trở. Với A Đoàn hay những người đã để đam mê ngấm vào máu thì, họ không chỉ tạc những điều mình thích, mà xuyên bao mùa mưa nắng rong ruổi khắp buôn sâu, rừng thẳm “chụp” lại những nét đẹp của Tây Nguyên vào ý nghĩ của mình.

Nghệ thuật tạc tượng được giới thiệu đến nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam-Ông Ted Osius. Nghệ thuật tạc tượng được giới thiệu đến nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam-Ông Ted Osius.

Với những nghệ nhân chân chính ấy, ánh mắt cháy bỏng đam mê của những người hát kể sử thi trong nhà rông, dáng ngồi gõ chiêng, sáng tác làn điệu của những người đàn ông lưng trần… chính là những vẻ đẹp hồn hậu, phóng khoáng và nhân từ cần phải giữ lại.

Khi nỗi lo hiện hữu thành sự thật nhức nhối, A Đoàn vẫn kiên trì tìm đến các lễ hội biểu diễn nghệ thuật tạc tượng cho khách trong nước lẫn quốc tế thưởng thức, như một cách giữ “lửa” để tiếp tục củng cố, hy vọng rừng lại ken dày, sông suối lại ắp nước, lòng người lại ấm áp như nắng mai.

Tâm trạng trăn trở, A Đoàn thổn thức: Người nghệ nhân chỉ nghĩ ra cách tạc những bức tượng có hồn nhất khi quyện tâm hồn mình trong không gian rừng xanh, suối mát, tâm hồn vui tươi. Trước đây, đi một ngày đường rừng là thu nhận về hàng trăm nét đẹp, rừng là linh hồn cuộc sống, giờ đây đi hai ngày mới thu nhận được mấy ý tưởng thôi. Có hôm đi rạc cả chân mà không tìm được dáng vẻ của thanh niên nào mê cồng chiêng cả, buồn cái bụng lắm. Chỉ sợ một ngày, linh hồn của buôn làng mình không còn nữa.

Xưa kia, trong sâu xa tiềm thức không xem tạc tượng là nghề thương mại nên những nghệ nhân ở Tây Nguyên chỉ tạc tượng nhà mồ để dâng lên cho người đã khuất. Giờ đây, trong dòng chảy hiện đại, họ tái hiện ngay hình ảnh những người đang sống và nhiều sản phẩm khác như, chim chóc, muông thú dùng để trang trí nội thất hay đặt trong khuôn viên gia đình. Sản phẩm ấy đã đóng góp thêm cho đời sống món nghệ thuật đặc sắc đó là tượng gỗ dân gian.

Sự đổi mới, hòa nhập này cũng là để nhiều người biết đến người Tây Nguyên với những nét đẹp đặc trưng của mình hơn. Không chỉ muốn cho cộng đồng trong nước biết mà nhiều khách quốc tế trầm trồ trước nét đẹp của tượng gỗ, điệu chiêng Tây Nguyên cũng góp thêm phần khích lệ cho các nghệ nhân.

Trẻ, tràn căng khát vọng, Đinh Nan (làng Kon Túc, xã Đăk Pne, Kon Rẫy, Kon Tum) mỗi ngày vẫn lướt mạng Internet giới thiệu “đặc sản” cồng chiêng với bạn bè khắp nước. Thế hệ của Đinh Nan không lụi tắt đam mê mà còn cần mẫn tham gia các lễ hội để được mở mang, được thấy sức sống của văn hóa dân tộc mình. Hy vọng với cách làm ấy, những điệu chiêng tài hoa vẫn tuôn ra từ những tâm hồn giản dị.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 5 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây Nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham gia cùng Đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 5 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây Nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.