Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
Hơn 30 năm tạc tượng gỗ, nghệ nhân Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn đong đầy cảm xúc và niềm đam mê như thuở ban đầu. Ông cứ thế mải miết kể chuyện đời sống văn hóa, tinh thần và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trên từng thớ gỗ.
Từ đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu văn hóa truyền thống, nghệ nhân A Yưk (xã Ia Chim, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã biến những khúc gỗ vô tri vô giác trở nên có tâm hồn. Ông là một nghệ nhân dân gian của TP. Kon Tum đã có nhiều đóng góp cho công cuộc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Jrai.
Ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), già A Ren (SN 1955) được xem là truyền nhân cuối cùng trong lĩnh vực tạc tượng gỗ của người Rơ Măm, một trong 16 dân tộc rất ít người của cả nước.