Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

"Gieo chữ" ở vùng cao Phú Mỡ

T.Nhân-H.Trường - 13 giờ trước

Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào một buổi sớm mai giữa tháng 11, cơn mưa phùn lất phất làm cho tiết trời thêm se lạnh. Nhiều người lớn vẫn đang quây quần bên bếp lửa chờ nắng lên để ra nương rẫy, thì tại các điểm trường, học sinh đã đến lớp đầy đủ. Để tạo được nề nếp học tập như này ở những điểm trường vùng cao, là một điều không phải dễ dàng...

Các em học sinh ở điểm trường Phú Hải đến trường khi trời còn hơi sương
Các em học sinh ở điểm trường Phú Hải đến trường khi trời còn hơi sương

Băng rừng, lội suối đi dạy học

Ở vùng cao, để đến lớp dạy chữ cho học trò, nhiều giáo viên phải băng rừng, lội suối, không quản hiểm nguy. Song bằng tình yêu nghề, các thầy, cô đã nỗ lực vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”, thắp sáng lên ánh lửa tri thức, vun đắp tương lai tươi sáng hơn cho học sinh vùng cao. Có về thôn Phú Hải những ngày mưa, chúng tôi mới cảm nhận hết nỗi cơ cực của giáo viên nơi đây.

Xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân nằm giáp ranh với hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, chủ yếu là người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) sinh sống. Nếu Phú Mỡ được xem là là xã cao nhất, xa nhất, khó khăn nhất của tỉnh Phú Yên, thì Phú Hải là thôn xa nhất, cách trung tâm xã Phú Mỡ hơn 10 km. Con đường dẫn đến thôn Phú Hải vẫn là đường đất, băng qua những cánh rừng già, có đoạn dốc đứng và những con suối chảy xiết.

Điểm trường Phú Hải hiện có tổng cộng 36 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, hầu hết là con em đồng bào Chăm Hroi. Trong đó, có lớp chỉ vỏn vẹn 4 học sinh, có lớp phải thực hiện ghép để đảm bảo chương trình giảng dạy. 

Trường hiện có 5 giáo viên, trong đó có 4 giáo viên miền xuôi ở nội trú tại trường. Hằng tuần, các thầy, cô giáo băng rừng hơn 10 km để đến điểm trường. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ thứ nhưng các thầy, cô giáo vẫn luôn gắn bó, yêu nghề, quan tâm chăm sóc và giảng dạy cho các em học sinh.

Thầy giáo Trần Văn Dương cẩn thận uốn nắn từng nét chữ cho học sinh lớp 1
Thầy giáo Trần Văn Dương cẩn thận uốn nắn từng nét chữ cho học sinh lớp 1

Công tác tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) gần 15 năm, thầy giáo Trần Văn Dương (sinh năm 1963) được nhiều thế hệ học sinh và người dân nơi đây yêu mến, kính trọng. Đảm nhận giảng dạy các em học sinh lớp 1, thầy Dương ân cần uốn nắn cho các em từng con chữ, cách đánh vần trong mỗi câu văn, bài thơ.

Thầy giáo Trần Văn Dương cho hay: Điều kiện dạy và học ở đây rất khó khăn. Tôi đã công tác nhiều năm nên đã quen rồi. Còn những thầy, cô trẻ phải xa nhà và đi lại vất vả nên tôi quan tâm giúp đỡ, động viên cho nhiều thế hệ giáo viên trẻ yên tâm công tác.

Thầy giáo Phùng Quang Thành (sinh năm 1974) công tác trong ngành giáo dục tiểu học đã 25 năm, trong đó có hơn 4 năm gắn bó tại điểm trường Phú Hải. Thầy Thành chia sẻ: Những năm gần đây, cuộc sống vùng cao xã Phú Mỡ có nhiều đổi thay, phát triển. Tuy nhiên, đường xá đi lại vẫn còn bất tiện. Mùa nắng thì đỡ hơn chứ mùa mưa thì rất vất vả. Nhiều bữa đường lầy lội, đến được trường thì quần áo lấm lem, không khác gì đi cày ruộng.

Thầy giáo Phùng Quang Thành luôn coi các em học sinh như con của mình
Thầy giáo Phùng Quang Thành luôn coi các em học sinh như con của mình

Gắn bó vì yêu thương

Có thể nói, với điều kiện khó khăn như vậy, nếu không có tình yêu nghề và tấm lòng đối với con trẻ thì các thầy, cô rất khó để gắn bó lâu dài. Thầy Dương tâm sự: Dù cuộc sống của giáo viên điểm trường vùng cao còn nhiều khó khăn, nhưng tình thương với các em học sinh miền núi đã giúp tôi vượt qua và gắn bó nhiều năm nơi đây. 

Được biết, chỉ còn vài năm là đến tuổi nghỉ hưu nhưng thầy Dương vẫn quyết tâm ở lại "gieo chữ" và gieo hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho các thế hệ học trò. Thầy Dương bảo, xem học sinh như con em của mình, mong muốn các em có cuộc sống tốt hơn và trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Ngoài giờ học chính thức, cô Nguyễn Thị Kim Trinh còn dành thời gian kèm riêng cho học sinh
Ngoài giờ học chính thức, cô Nguyễn Thị Kim Trinh còn dành thời gian kèm riêng cho học sinh

Cùng chia sẻ về sự học nơi vùng khó, thầy Phùng Quang Thành trải lòng: Phải vật lộn với quãng đường 10 km lầy lội, trơn trượt, nhiều khi cũng thấy nản lòng. Nhưng nghĩ đến chuyện học hành của con em đồng bào DTTS còn thua thiệt với những nơi khác, mình cảm thấy thương và càng quyết tâm gắn bó.

 “Do trình độ chênh lệch cao so với học sinh miền xuôi, chúng tôi phải tích cực tìm kiếm phương pháp giảng dạy phù hợp. Ngôn ngữ cũng là rào cản lớn nên các thầy, cô phải cùng ăn, cùng ở, cùng sống với buôn làng để thành thạo tiếng địa phương, nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dân”, thầy Thành cho hay.

Còn cô Nguyễn Thị Kim Trinh (sinh năm 1976), chia sẻ: Học sinh vùng cao học tập rất khó khăn. Do vậy, ngoài giờ giảng dạy chính trên lớp, các thầy, cô còn chọn những em học yếu để kèm riêng. Niềm vui của các thầy, cô giáo là tất cả các em có kiến thức vững vàng ở cấp tiểu học để tiếp tục con đường học tập ở những cấp học tiếp theo.

Bữa ăn đạm bạc của các thầy, cô giáo điểm trường Phú Hải
Bữa ăn đạm bạc của các thầy, cô giáo điểm trường Phú Hải

Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Ngọc Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Mỡ cho biết: Điểm trường Phú Hải cùng với điểm trường Làng Đồng (thôn Phú Đồng), là hai điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của nhà trường. Các thầy, cô giáo giảng dạy tại các điểm trường gặp rất nhiều khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất và các trang thiết bị giảng dạy. 

Tuy nhiên, nhiều thầy, cô giáo vẫn công tác lâu năm và xin gắn bó với điểm trường. Một số cô giáo lớn tuổi, khi được phân công đứng lớp tại đây luôn vui vẻ nhận công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự tận tình của các thầy cô giáo, hầu hết học sinh ở điểm trường Phú Hải đều có kết quả học tập tốt, đáp ứng yêu cầu.

“Với trách nhiệm cao cả của nghề giáo, các thầy, cô giáo nơi đây luôn quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đến học sinh, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Niềm vui của lãnh đạo và giáo viên nhà trường là chất lượng học tập của các em học sinh miền núi ngày càng được nâng cao. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các thầy cô giáo, tôi tin rằng những đứa trẻ nơi đây sẽ có một tương lai tươi sang hơn”, thầy Hoà chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Chiều 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV. Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội điều hành phiên trù bị
Lào Cai: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can vi phạm về quản lý đất đai

Lào Cai: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can vi phạm về quản lý đất đai

Pháp luật - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ Công an tỉnh Lào Cai cho biết, ngày 19/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lào Cai) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 02 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều Đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Phóng sự - Thanh Liêm - 4 giờ trước
Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.
An Giang: Bắt Phó Giám đốc công ty gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 9,6 tỷ đồng

An Giang: Bắt Phó Giám đốc công ty gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 9,6 tỷ đồng

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Tầm - 4 giờ trước
Sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (sinh năm 1991, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt), trú thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang, về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Các quyết định và lệnh đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phê chuẩn.
Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp

Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tour du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng làng Ơp. Thầy giáo trẻ nơi rẻo cao Phước Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Quảng Ninh: Công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Du lịch - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 20/11, tại Tp. Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”.
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại năm 2024

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Hội nghị kiểm điểm, đánh giá xếp loại năm 2024

Tin tức - V.Long - N.Tâm - 5 giờ trước
Ngày 20/11, Đại tá Nguyễn Trìu Mến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì Hội nghị kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân Ban Thường vụ năm 2024 và ra Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm 2025 của Đảng ủy BĐBP tỉnh Sóc Trăng. Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban Đảng của Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Cà Mau: Cứu vớt thành công thuyền viên trôi dạt trên biển

Cà Mau: Cứu vớt thành công thuyền viên trôi dạt trên biển

Tin tức - Tào Đạt - Hoàng Tá - 5 giờ trước
Sáng 20/11, Thượng tá Đoàn Công Nghiệp - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu vớt thành công một thuyền viên trôi dạt trên biển.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2024

Tin tức - Minh Thu - 5 giờ trước
Sáng 20/11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã khai mạc tại Hà Nội,
Luật Nhà giáo: Quy định cụ thể các chính sách cho nhà giáo vùng khó khăn

Luật Nhà giáo: Quy định cụ thể các chính sách cho nhà giáo vùng khó khăn

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới các chính sách cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.