Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ điển sống về chữ Thái ở Lai Châu

Thùy Anh - 13:50, 22/12/2022

Vì say mê chữ viết của dân tộc mình mà ông Teo Văn Điệc - người Thái ở bản Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, mà ngày đêm vẫn miệt mài với việc dịch và biên soạn sách chữ Thái, với mong muốn chữ viết của dân tộc mình được duy trì và bảo tồn cho các thế hệ sau.

Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu
Ông Teo Văn Điệc luôn trăn trở trong lưu giữ và phát triển văn hóa dân tộc Thái

Từ đam mê, trân trọng bản sắc văn hóa...

Tìm đến bản Thẩm Bú, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ), chúng tôi hỏi thăm nhà ông Teo Văn Điệc dạy chữ Thái, bà con ở bản ai cũng kể về ông - một người thầy vui tính và được người dân luôn kính trọng.

Ông Teo Văn Điệc đón chúng tôi ở cửa nhà sàn với cái bắt tay thật lâu kèm theo nụ cười rạng rỡ. Mời chúng tôi cốc trà xanh, ông Điệc mang cuốn sách của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang dịch dở khoe: “Tôi đang dịch cuốn sách này để gửi về Ủy ban Dân tộc đây cô. Họ bảo sách của Học viện Nông nghiệp đã gửi lên Phú Thọ, nhưng tỉnh Phú Thọ không ai biết chữ Thái, sau đó họ gửi về đây cho tôi dịch hộ”.

Công đoạn dịch từ chữ phổ thông sang chữ Thái mất khá nhiều thời gian, nhất là đối với một người đang ở cái tuổi xưa nay hiếm. “Cuốn sách này hơn 200 trang, tôi phải dịch hơn 1 tháng mới xong, vì còn phải dịch từ tiếng phổ thông ra tiếng Thái sau đó mới đánh lên máy nữa”.

Dẫn chúng tôi sang phòng làm việc, ông Điệc giới thiệu về phần mềm chữ Thái và những sản phẩm đã dịch trong những năm qua. Ông Điệc thoăn thoắn đánh máy, căn lề, ghép tranh minh họa lên các trang sách đang dịch dở, ông kể: “Cả huyện Phong Thổ chỉ có mỗi máy của tôi là có thể đánh máy được chữ Thái thôi. Tôi đang biên soạn tập tài liệu giảng dạy chữ Thái cho huyện Phong Thổ, học chữ phải có hình minh họa thì học mới dễ hiểu”.

Nhìn ông Điệc nâng niu từng trang sách, bà Lò Thị Pộc vợ ông Điệc kể về chồng đầy tự hào: “Ông ấy ham học từ nhỏ, đến bây giờ vẫn thích học, từ khi tôi biết ông ấy thì đã là 1 thầy giáo, khi về hưu ông ấy lại tiếp tục dạy chữ Thái cho bà con, dịch sách và đọc nhiều sách lắm. Đến nay, sách là thứ quý giá nhất của ông ấy”.

Lớp dạy chữ Thái của ông Điệc hoạt động mỗi tuần 1 - 2 buổi vào các ngày cuối tuần, có 25 học viên, người trẻ nhất năm nay đã hơn 50 tuổi tuổi còn học viên lớn tuổi thì gần 80 tuổi, tất cả đều rất hăng say và nghiêm túc.

“Thầy Điệc rất vui tính, các bài học được thầy dạy thông qua phong tục và ca dao của người Thái, rất gần gũi và dễ hiểu. Mỗi buổi học như 1 buổi sinh hoạt văn hóa rất ý nghĩa đối với chúng tôi”, bà Điêu Thị Phe (sinh năm 1948), học viên lớn tuổi nhất lớp chữ Thái của ông Điệc nói.

Lớp học này của ông Điệc đã duy trì từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu năm 2020 đã phải tạm dừng, mấy tháng gần đây được duy trì thường xuyên và số lượng học sinh đang tăng dần lên.

Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu
Ông Teo Văn Điệc – “từ điển chữ Thái” hiếm có ở tỉnh Lai Châu

... đến học "mót" chữ bằng những cục than

Theo lời ông kể, từ khi còn nhỏ, ngoài việc trông em, ông vừa đi học "mót" chữ Thái của lớp dạy chữ cho người lớn trong bản.

“Năm 1957, lúc đó tôi 7 tuổi, phải ở nhà trông em giúp bố mẹ. Cứ đến giờ học, tôi cõng em vừa mang theo mấy cục than vào túi quần, rồi đến ngồi ở cửa lớp để học "mót" chữ thôi, chứ có được vào lớp đâu (lớp dạy chữ Thái cho người lớn trong bản - PV). Người ta dạy như nào, thì tôi tô lại và đọc như vậy, tôi cũng viết lại những nét chữ đó theo trí nhớ lên các tảng đá, tường nhà, khúc gỗ… bất kỳ chỗ nào có thể viết lên được”, ánh mắt ông Điệc vui hơn khi kể về những ngày thơ bé.

Ông may mắn vì có bố cũng biết chữ Thái, cho nên hằng ngày tận dụng thời gian bên cạnh bố để học và luyện chữ. Cứ như vậy, cho đến khi đủ tuổi vào lớp 1 theo chương trình phổ thông. Lên 13 tuổi, ông trở thành thầy giáo dạy vỡ lòng bất đắc dĩ, rồi sau này trở thành cán bộ xã. Suốt hành trình của cuộc đời, người thầy giáo này vẫn nuôi dưỡng niềm say mê với cái chữ của dân tộc mình.

Đưa chúng tôi xem cuốn sách cũ đã mờ mực in xuất bản năm 1957, đó là cuốn sách dạy chữ Thái đầu tiên ông được người giáo viên dạy chữ Thái ở Điện Biên tặng. Ông Diệc còn kể, năm ông học lớp 3, có công báo của cụ Hồ kêu gọi "người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết’.

"Tôi rất nhớ cái ngày 4/1/1963, là ngày tôi được cầm viên phấn đầu tiên. Tôi đã rất hạnh phúc và lo lắng. Sau đó tôi đi học sư phạm về làm thầy giáo dạy cấp 1, rồi sau này tôi sang làm ở ủy ban xã. Đi đâu tôi cũng không bao giờ quên mang theo cuốn sách này. Cuốn sách cũ đã hơi mờ, tôi đã photo rồi dùng bản photo thôi, bản gốc cất đi làm kỷ niệm”, ông nói.

Bà Lò Thị Pộc (vợ ông Điệc) đã luôn sát cánh cùng chồng suốt mấy mươi năm gắn bó với chữ Thái
Bà Lò Thị Pộc (vợ ông Điệc) đã luôn sát cánh cùng chồng suốt mấy mươi năm gắn bó với chữ Thái

Ông Điệc nắn nót ghi vào cuốn sổ tay địa chỉ của Báo Dân tộc và Phát triển, chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của người thầy, không chỉ dành cho chữ Thái, mà chính xác hơn là tình yêu đối với chữ viết, cho dù đó là chữ Thái hay chữ phổ thông.

“Các cụ xưa nói "nét chữ nết người" cô ạ. Ông ấy viết chữ đẹp, viết rất cẩn thận. Tôi thấy ông ấy hạnh phúc mỗi khi được viết chữ và đọc sách. Đến bây giờ, cũng sắp đến cái tuổi gần đất xa trời, nhưng người Thái mình biết chữ ít lắm. Ông ấy đau đáu một mong ước truyền dạy chữ cho các thế hệ sau tiếp nối khỏi mai một. Hằng ngày tôi giúp ông ấy biên soạn giáo án và lên lớp dạy chữ Thái miễn phí cho bà con”, bà Lò Thị Pộc, người bạn đời và là đồng nghiệp ông Điệc tâm sự.

Trước khi tiễn chúng tôi ra về, ông Điệc mở trong ngăn tủ mang ra một mảnh giấy báo đã được cắt và ép Plastic gọn gàng, đó là một bài báo viết về ông từ năm 2011, đã 11 năm trôi qua, gần như không còn ai còn nhớ đến. Ông Điệc nói, “Ngày trước cũng có tờ báo viết về ông rồi đấy”.

Chúng tôi hiểu rằng, hơn ai hết, ông Điệc tự hào về chữ viết của dân tộc mình và cũng lo lắng sau này sẽ chỉ được thế hệ sau nhắc đến như một kỷ niệm. Chia tay gia đình ông Điệc với cái nắm tay thật chặt. Chúng tôi cảm phục ông về tình yêu và niềm say mê đối với văn hóa và chữ viết người Thái, nhưng cũng cảm thấy ái ngại hơn, bởi “từ điển chữ Thái bằng xương bằng thịt” hiếm có của tỉnh Lai Châu đang ở cái tuổi thất thập cổ lai hy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 15 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 15 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.