Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nặng lòng với chữ Lai Pao

Phạm Việt Thắng - 12:25, 29/01/2021

“Tôi lớn lên, nghe nói dân tộc mình có chữ viết, nhưng chưa hề được thấy mặt chữ. Cho đến một ngày, cụ Lô Văn Thoại trang trọng cho tôi xem một tờ khế ước cổ và nói: Chữ Thái ta đó! Dù không biết đọc nhưng những dòng chữ ấy cứ lấp lánh, lấp lánh... Và tôi như được nghe lời của tổ tiên tự ngàn xưa, để rồi quyết tâm nghiên cứu và biên soạn tài liệu dạy chữ Thái Lai Pao”. Đó là tâm sự của ông Vi Tân Hợi, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An).

Ông Vi Tân Hợi (bìa phải) và thầy Lô Văn Thông giới thiệu về tờ khế ước cổ
Ông Vi Tân Hợi (bìa phải) và thầy Lô Văn Thông giới thiệu về tờ khế ước cổ

Từ một tờ khế ước cổ

Trước khi nói về công trình nghiên cứu khoa học của mình, ông Vi Tân Hợi dẫn tôi đến nhà thầy giáo Lô Văn Thông, ở thị trấn Hoà Bình (huyện Tương Dương), người đang gìn giữ “bảo vật” của ông cha truyền lại. Đó là một tờ khế ước, được viết vào ngày 15 tháng 2 năm 1872, nhằm năm Tự Đức thứ 25, bằng chữ Lai Pao . Nội dung của bản khế ước là Chánh tổng Huội Nguyên cầm cố đất đai để vay bạc chi dùng…

Thầy Thông kể lại, năm 1946, trong một chuyến công tác ở xã Xiêng My, cụ Lô Văn Liệu (ông nội của thầy Thông), Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Tương Dương, Đại biểu Quốc hội Khoá I, thấy tờ khế ước này ở một nhà dân, liền mua lại với giá 20 lạng bạc. Cụ dặn con cháu, đây là chữ viết của người Thái, lúc nào có điều kiện thì phải học và phải truyền lại cho đời sau. Bố thầy giáo Thông là cụ Lô Văn Thoại vâng lời cha, đã vượt qua nhiều bản, làng để tìm thầy học chữ. Qua mấy ngày đường, đến được xã Yên Na thì ông Hương Uẩn, người duy nhất biết chữ Lai Pao ở đây đã qua đời. Không nản lòng, ông lại vượt rừng thêm hai ngày nữa để đến xã Nga My, tìm ông May Liêu. Trời đã không phụ công cụ Thoại, ông May Liêu đã hết lòng truyền dạy cho cụ về chữ Lai Pao. Nhưng, biết cũng chỉ để mà biết vậy thôi, chỉ mình cụ thỉnh thoảng lôi giấy bút ra viết vì chẳng biết chia sẻ cùng ai.

Năm 2005, ông cụ mang tờ khế ước cổ, trang trọng báo cáo với ông Vi Tân Hợi, lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, phụ trách văn hoá – xã hội. Được giảng giải từng chữ, từng câu, ông Hợi rưng rưng xúc động. “Tôi nhận tờ khế ước từ cụ Thoại mà tay cứ run lên, như được nghe lời tổ tiên tự ngàn xưa vọng về, và tự thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu và truyền lại cho đời sau”, ông Hợi nhớ lại. 

Thế là lớp học chữ Thái Lai Pao đầu tiên, với 5 học viên, do ông Hợi làm lớp trưởng ra đời. Ông Hợi kể, cụ Thoại đã soạn một bộ giáo trình 20 trang, chủ yếu là bảng chữ cái, hệ thống dấu thanh (tô mái) rất dễ tiếp thu. Chúng tôi chỉ học trong vòng vài tháng là đọc thông viết thạo. Và 5 học viên của lớp đầu tiên này lại trở thành các giảng viên cho các lớp tiếp theo. Tuy nhiên, để truyền dạy một cách rộng rãi, thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và giáo trình cần phải phong phú, khoa học.Thời gian đó, cụ Thoại ốm nặng, cụ thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải bảo tồn và phát triển, phải để lớp trẻ biết sử dụng chữ viết của dân tộc mình.

 “Lời uỷ thác của cụ Thoại đã thôi thúc anh em chúng tôi lao vào nghiên cứu, bất chấp vô vàn khó khăn”, ông Vi Tân Hợi xúc động nói.

Hồi sinh chữ Lai Pao

“Lai Pao là chữ viết riêng của người Thái, nhóm Tay Mương (Hàng Tổng), sống ở vùng thượng nguồn sông Cả (nặm Pao), gồm các huyện Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn. Còn chữ viết của người Thái ở phía Tây Bắc Nghệ An, thì gọi là Lai Tay. Chữ Lai Pao còn có tên gọi khác - Lai Liệp Nặm, nghĩa là xuôi theo dòng nước”, ông Hợi giảng giải.

 Cũng theo ông Hợi, chỉ cần nhìn mặt chữ là biết ngay chữ Thái của vùng nào. Ví như, chữ Lai Pao thì viết ngang, còn chữ Lai Tay lại viết dọc. Ngoài ra, mỗi vùng có một số ký tự khác nhau. Nhưng, đó vẫn chưa phải là khó khăn mà nhóm nghiên cứu gặp phải. Khó khăn lớn nhất là nguồn tư liệu, văn bản bằng chữ Lai Pao hầu như không còn lưu lại trong dân gian. Hàng chục cuộc điền dã, hàng trăm cuộc tiếp xúc và nhiều kênh thông tin khác, nhưng kết quả thu lại chẳng đáng là bao. 

Tài liệu giảng dạy chữ Thái Lai Pao, do ông Vi Tân Hợi chủ biên
Tài liệu giảng dạy chữ Thái Lai Pao, do ông Vi Tân Hợi chủ biên

Cùng với thiếu tư liệu, văn bản thì số người biết viết, đọc chữ Lai Pao cũng hầu như không còn. Một hướng khác là phải tiếp cận tư liệu từ Viện Dân tộc học. Nhưng, có phải mỗi lần đi Hà Nội là gặp được người cần gặp đâu. Vả lại, từ trước đến nay, chưa hề có một nghiên cứu nghiêm túc nào về loại chữ viết này, nên tư liệu cũng không phải nhiều. 

“Nhưng mình không làm thì ai làm. Không lẽ ngồi nhìn chữ viết của dân tộc mình bị thất truyền. Trước mỗi khó khăn, trở ngại, tôi lại nghĩ về di nguyện của cụ Thoại, thế là lại có động lực để vượt qua, đi tiếp”, ông Hợi chia sẻ.

Rất may cho nhóm nghiên cứu đã tiếp cận được một số tư liệu của Phó Gáo sư Trần Chí Dõi và Nhà khoa học người Pháp Michel Ferlus về chữ Thái Lao Pao, cùng với nghiên cứu thêm về chữ Thái ở Mường Lò (Yên Bái), Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá và chữ Thái Lai Tay… nên đã dần sáng tỏ thêm về chữ Lai Pao. Và sau một năm trời không mệt mỏi, nhóm nghiên cứu đã khẳng định được 46 chữ cái và các ký hiệu (mái). Ngoài ra, còn bổ sung thêm một số ký tự để phù hợp với hiện tại như tên người, địa danh… Ví dụ, mượn tiếng Việt để thuận lợi khi viết tên người hoặc địa danh: Ghó, Gho, Só, So, Ró, Ro, Tró, Tro. 

Từ đó, nhóm đã biên soạn Bộ tài liệu giảng dạy chữ Lai Pao, gồm: Sách giáo khoa, ngữ pháp, sách tham khảo, sách bài tập - tập viết và Văn hoá dân tộc Thái. Trong đó, ông Vi Tân Hợi đã dày công sưu tầm và biên soạn 180 câu tục ngữ, ca dao và 100 truyện cổ của người Thái. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã phối với với Trường Đại học Vinh để số hoá chữ Lai Pao, tạo điều kiện thuận lợi cho những ai muốn nghiên cứu và học tâp loại chữ này.

Hiện, tỉnh Nghệ An đã cho in 5.000 bộ tài liệu để giảng dạy chữ Lai Pao trên địa bàn 5 huyện. Tuy nhiên, theo ông Vi Tân Hợi, thì vẫn còn rất nhiều khó khăn để chữ Lai Pao đến được với đông đảo đồng bào, như nhân lực, kinh phí, trang thiết bị… và cả tinh thần của bà con nữa. Điều mà ông cho rằng rất hiệu quả, là in lịch treo tường. Lịch sẽ có nhiều thông tin mà người Thái rất quan tâm như xem ngày tốt, xấu; tiết trời theo thời vụ…

Hi vọng, đề xuất của ông Vi Tân Hợi sớm thành hiện thực, để chữ Lai Pao có thêm một “cửa” hồi sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Tập trung nguồn lực phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Cà Mau: Tập trung nguồn lực phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc - nơi mà mỗi người dân Việt Nam đều muốn được đặt chân đến ít nhất một lần. Nếu như trước kia, đa phần du khách vẫn chỉ xem Cà Mau là một điểm đến trong chuyến hành trình … thì giờ đây, nhờ đa dạng hóa loại hình du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến Cà Mau.
Tin nổi bật trang chủ
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Tin tức - Minh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với trường đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Gía và TP. Hà Tiên
Đắk Lắk mở Đợt thi đua cao điểm cùng cả nước hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Đắk Lắk mở Đợt thi đua cao điểm cùng cả nước hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch 197/KH-UBND về việc Tổ chức Đợt cao điểm “Đắk Lắk cùng cả nước 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
Gánh nặng ung thư toàn cầu đang tăng, Việt Nam ở vị trí thứ 20 về tỷ lệ mắc mới tại châu Á

Gánh nặng ung thư toàn cầu đang tăng, Việt Nam ở vị trí thứ 20 về tỷ lệ mắc mới tại châu Á

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Đây là chia sẻ của các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra tại Hội thảo phòng chống ung thư Hà Nội năm 2024, do Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phối hợp Hội ung thư Việt Nam, tổ chức ngày 8/11.
Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 3 giờ trước
Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu được tổ chức trong hai ngày 14 - 15/11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu được tổ chức trong hai ngày 14 - 15/11

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 trong hai ngày 14 - 15/11.
Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang

Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ tổ chức tại Quảng Trị. Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang. Lập nghiệp từ văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.
Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động tự do… có thể tiếp cận được với chính sách nhân văn này.
Cà Mau: Chung tay chăm sóc, bảo vệ

Cà Mau: Chung tay chăm sóc, bảo vệ "ánh sáng" của người dân

Sức khỏe - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
“Ðôi mắt là vô giá, mang đến đôi mắt sáng - khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là bà con DTTS. Chúng tôi luôn ưu tiên nâng cao tay nghề, cập nhật các công nghệ - kỹ thuật hiện đại, nỗ lực mang đến nhiều giá trị và lan toả thông điệp bảo vệ mắt cho mọi người dân”, đó là tâm sự của Bác sĩ CKII Huỳnh Trung Lâm, Giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau khi chia sẻ với phòng viên về công việc chung tay “mang lại ánh sáng” đến cho cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã làm trong thời gian qua.
Bình Định: Đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát vào năm 2025

Bình Định: Đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát vào năm 2025

Xã hội - Lê Phương-Minh Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch về thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 cho 1.056 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa địa bàn, với tổng kinh phí 46,85 tỷ đồng.
Giồng Riềng (Kiên Giang): Đánh giá hiệu quả Dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do các tổ chức PCPNN tài trợ

Giồng Riềng (Kiên Giang): Đánh giá hiệu quả Dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do các tổ chức PCPNN tài trợ

Tin tức - Minh Ngân - 5 giờ trước
Vừa qua, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Lợi về hiệu quả Dự án Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do các tổ chức PCPNN tài trợ. Ông Võ Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng tiếp và làm việc với Đoàn công tác.