Phóng sự -
T.Nhân-H.Trường -
07:16, 20/11/2024 Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào một buổi sớm mai giữa tháng 11, cơn mưa phùn lất phất làm cho tiết trời thêm se lạnh. Nhiều người lớn vẫn đang quây quần bên bếp lửa chờ nắng lên để ra nương rẫy, thì tại các điểm trường, học sinh đã đến lớp đầy đủ. Để tạo được nề nếp học tập như thế ở những điểm trường vùng cao, là một điều không phải dễ dàng...
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.
Giáo dục -
Mỹ Dung – Thiên An -
13:16, 06/11/2022 Không khó để cảm nhận được hành trình đến với con chữ của trẻ em vùng cao tỉnh Quảng Ninh còn đầy gian nan, thử thách. Đến đây, chúng tôi lại càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả của thầy và trò nơi vùng cao này...
Media -
BDT -
20:00, 28/08/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Đi trên con đường Hạnh Phúc. Trải nghiệm văn hóa địa phương ở xứ sở thần tiên. Cô giáo miệt mài gieo chữ nơi vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nằm chênh vênh trên đỉnh núi Pơ Mu hùng vĩ, xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của đồng bào Mông, quanh năm giá rét và sương mù phủ kín. Thế nhưng, giữa bốn bề gian khó, “con chữ” vẫn âm thầm nảy mầm xanh tươi…
Giáo dục -
Thúy Hồng -
17:25, 20/11/2021 Điểm trường Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), hiện ra trước mắt chúng tôi là một dãy nhà cấp 4 và một dãy nhà công vụ thưng ván gỗ, nằm quần tụ giữa lưng chừng núi. Ở nơi xa xôi, heo hút, khí hậu lạnh lẽo này, hàng ngày luôn có hơi ấm của các cô giáo “cắm bản” miệt mài ươm mầm con chữ cho các em học sinh DTTS...
Lớp học không khoảng cách về lứa tuổi, người tuổi 40, 50, có người gần 60 mới đi học cái chữ, nhưng ai cũng háo hức, phấn khởi.
Media -
Thùy Anh -
18:39, 30/08/2023 Con đường đến với các điểm trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La có địa hình khó khăn, cách trở, dân cư sinh sống thưa thớt cùng với điều kiện sống vô cùng khó khăn thiếu thốn. Nhưng nơi này có những thầy cô giáo tuổi đời còn rất trẻ vẫn tình nguyện bám bản, bám rừng, vượt suối với hành trình đưa các em đến lớp đúng ngày khai giảng.
Hơn 5 năm qua, thầy giáo Hò Văn Lợi (sinh năm 1983), người dân tộc Giáy vẫn đều đặn mỗi tuần 2 lượt đi về "gieo con chữ" cho các em nhỏ người Mông tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Ngam La, xã Ngam La, huyện Yên Minh (Hà Giang).
Diện mạo mới của giáo dục vùng khó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, sĩ số lớp học được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học với con em mình.
Giáo dục -
Thành Nhân -
16:43, 22/03/2021 Làng Canh Tiến, xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định), nhiều người vẫn hay gọi là làng nhiều không: Không đường, không điện lưới quốc gia, không trạm y tế và kể cả nước sạch sinh hoạt. Từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến, sống gần như “biệt lập” với bên ngoài, khó khăn luôn bủa vây nên việc học hành của lũ trẻ cũng không dễ dàng. Thế nhưng, với tấm lòng yêu thương con trẻ, những thầy cô giáo đã vượt lên vất vả, chông gai để mang chữ đến với học trò vùng khó.
Phóng sự -
Khánh Ngân -
11:39, 09/11/2021 Chúng tôi đã có chuyến đồng hành cùng các thầy cô giáo vượt đèo dốc vào bản Tà Ry để cảm nhận nỗi nhọc nhằn và tình yêu con trẻ của những người mang sứ mệnh "gieo chữ" nơi đây.
Nhiều người dân ở Sốp Cộp đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hủ tục, rào cản để quyết tâm theo học cái chữ.
Giáo dục -
Nguyễn Văn Chiến -
16:41, 23/08/2024 Thầy giáo Trần Mạnh Thùy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở (THCS) bán trú DTTS Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm khoảng thời gian mình bám bản: “Thấm thoắt đã 25 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, đồng bào coi thầy Thùy như “người cha thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Chấp nhận nhiều thiệt thòi trong cuộc sống cá nhân, gia đình để mang "cái chữ" đến với học trò vùng biên ải. Để hoàn thành nhiệm vụ, vận động học sinh đến trường học chữ, các thầy giáo, cô giáo của Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã biên giới Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) phải làm nhiều việc khác, ngoài dạy chữ.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
20:38, 24/11/2021 Trong những năm qua, ngành Giáo dục Lào Cai đã có những chuyển biến rõ rệt, trở thành điểm sáng của vùng Tây Bắc. Có được kết quả này, bên cạnh các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, thì còn có những hy sinh thầm lặng của các thầy, cô giáo vẫn đang ngày đêm miệt mài gieo chữ, mang tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc, cô giáo Ngô Xa Mạ, dân tộc Phù Lá là một tấm gương điển hình.
Nơi tiếp giáp vành đai biên giới Việt - Lào, thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có những thầy cô giáo ngày đêm lặng thầm bám bản, bám lớp, mang con chữ đến với những học trò nghèo khó. Câu chuyện “gieo chữ” của các thầy cô tuy lắm gian nan, nhưng chính từ trong khó khăn, vẻ đẹp tâm hồn, trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cống hiến của họ càng được khẳng định và trân trọng.
Xã hội -
Hoài Dươg -
21:52, 22/04/2020 Để học trò của mình không bị thiệt thòi khi không thể tiếp cận kiến thức bằng các hình thức học online, truyền hình trực tuyến giống như những vùng có điều kiện thuận lợi, các thầy cô giáo ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã có ý tưởng dùng ống nhựa đựng bài tập cho học sinh làm bài ở nhà. Cách làm này vừa giúp thầy và trò tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau, vừa đảm bảo phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Sáng kiến này đã được nhiều người ủng hộ.
Giáo dục -
Thanh Huyền -
10:39, 09/12/2019 Sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là hành trình gian nan và đầy khó khăn, thử thách. Những thầy, cô giáo đang thầm lặng“gieo chữ trên non” đã và đang viết tiếp những câu chuyện đẹp về hình ảnh người thầy trên những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều gian khó của Tổ quốc.