Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Mỹ Dung - 08:52, 04/12/2024

Là người con dân tộc Tày, đến nay thầy giáo Vi Văn Hà đã có 16 năm cống hiến cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình càng cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...

Thầy Hà trong Hội giảng 20/11 vừa qua.
Thầy Vi Văn Hà tham gia Hội giảng nhân dịp 20/11 vừa qua.

Sinh ra trong một gia đình khó khăn tại xã vùng cao Vĩnh Khương, nay là xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, ngay từ nhỏ, cậu bé Vi Văn Hà đã ý thức rõ chỉ có con đường học tập mới thành công để có được tương lai tươi sáng hơn.

Bằng tất cả nỗ lực của mình, năm 2004 Hà trúng tuyển vào Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá, Hà được phân công về công tác tại trường Phổ thông cấp 2+3 Tân Sơn, nay là Trường THPT Lục Ngạn số 4 - nơi có tới trên 90% học sinh là người DTTS.

 Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...

Thầy Hà cùng trao đổi với học sinh trong tiết dạy về giáo dục địa phương.
Thầy Hà cùng trao đổi với học sinh trong tiết dạy về giáo dục địa phương.

Năm 2016, thầy Hà được chuyển công tác về trường THPT Lục Ngạn số 2, ngôi trường cũng có tới gần 90% học sinh là người DTTS. Trong suốt thời gian công tác, thầy Hà luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ vì thầy hiểu những khó khăn, thiệt thòi, khát vọng được học tập, vươn lên của các em học sinh vùng cao.

Được nhà trường phân công bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh môn Địa lý, để tạo niềm đam mê, yêu thích đối với môn học trong các em, thầy cùng các đồng nghiệp lập kế hoạch chi tiết cho cả quá trình ôn luyện, từng bước bù đắp các thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, chú trọng việc nâng cao kỹ năng, cách trình bày, diễn đạt cho học sinh.

Em Lâm Ngọc Quyên, học sinh lớp 12A6 đầy tự hào về người thầy giáo của mình: “Thầy Hà đã đồng hành với em và các bạn từ năm lớp 10 đến nay. Thầy rất quan tâm đến học sinh, tâm huyết với nghề. Không chỉ khó khăn trong học tập mà đôi khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống, chúng em cũng tâm sự để xin những lời khuyên, chỉ bảo tận tình của thầy”.

Sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng Shub Classroom trong dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy giáo Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận và đánh giá cao.
Sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng Shub Classroom trong dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy giáo Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận và đánh giá cao.

Từ sự cố gắng của tập thể thầy và trò, những năm vừa qua trường THPT Lục Ngạn số 2 đã có nhiều học sinh đạt giải Nhì, giải Ba, khuyến khích môn Địa lí cấp tỉnh, trong đó có nhiều em là học sinh người DTTS; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi khối lớp thầy giáo Hà phụ trách luôn đạt trên 90%. Trong nhiều năm học, thầy giáo Hà đều được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Năm 2023, sáng kiến “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với ứng dụng SHub Classroom trong dạy học chủ đề Sinh quyển - Địa lí lớp 10 nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh” của thầy Hà được Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang công nhận, ứng dụng đưa vào giảng dạy. Môn học trở nên thú vị đối với nhiều học sinh, bởi mô hình lớp học đảo ngược này.

Thầy Vi Văn Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I huyện Lục Ngạn năm 2023.
Thầy Vi Văn Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I, huyện Lục Ngạn năm 2023.

Thầy Hà chia sẻ, bình thường các thầy cô sẽ dạy theo mô hình dạy học truyền thống là, học sinh học trên lớp và làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, với mô hình lớp học đảo ngược này, thì học sinh sẽ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua việc cung cấp tài liệu, sau đó thì học sinh sẽ trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ học tập khác trên lớp theo sự phân công của giáo viên.

“Thông qua mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ chủ động hơn trong học tập, tăng hiệu quả thời gian học trên lớp cũng như ở nhà. Các em có thể phát huy được năng lực tìm kiếm, xử lý công nghệ thông tin, giao tiếp; giúp tiết kiệm thời gian, phân tích tổng hợp, đánh giá kết quả học sinh chính xác hơn”, thầy Hà chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Xuân Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lục Ngạn 2 cho biết: Thầy giáo Vi Văn Hà đã có nhiều phương pháp hay, cách làm mới, sáng tạo trong các hoạt động dạy và học của nhà trường. Đặc biệt, sáng kiến sử dụng mô hình lớp học đảo ngược của thầy Hà, đã được Sở GD&ĐT Bắc Giang công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng sáng kiến ngành Giáo dục của tỉnh năm học 2022 - 2023”.

Với những thành tích đã đạt được, thầy giáo Hà có 9 lần được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh, 2 Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, 6 Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn. Năm 2023, thầy Hà vinh dự được nhận Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi lần thứ I huyện Lục Ngạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thời sự - PV - 23:20, 04/12/2024
Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.