Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Khó khăn càng tăng thêm nghị lực để thầy cô “gieo chữ” ở vùng cao

Mỹ Dung – Thiên An - 13:16, 06/11/2022

Không khó để cảm nhận được hành trình đến với con chữ của trẻ em vùng cao tỉnh Quảng Ninh còn đầy gian nan, thử thách. Đến đây, chúng tôi lại càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả của thầy và trò nơi vùng cao này...

Các em học sinh Trường Tiểu học Vô Ngại trong giờ thể dục
Các em học sinh Trường Tiểu học Vô Ngại trong giờ thể dục

Từ trung tâm xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu), chạy xe máy khoảng 20 phút qua các đồi núi quanh co, chúng tôi đến được điểm trường Bản Ngày (trường Tiểu học Vô Ngại). Điều  ám ảnh nhất là, khi chúng tôi phải qua một cây cầu treo khá chông chênh - cây cầu mà các thầy cô giáo ngày ngày dù nắng mưa, hay bão  lụt vẫn phải đi qua để tới điểm trường dạy chữ. 

Đón và đi cùng chúng tôi đến điểm trường là cô giáo Vi Thị Thơm. Cô Thơm chuyển về trường từ năm 2002 và gắn bó với trường từ đó đến nay. Cô kể, từng dạy ở những điểm xa trường chính tới hơn chục cây số như: Khe Lánh, Nà Nhái, Cầu Sắt…nên cô rất hiểu và thấm thía với nỗi khó khăn trên con đường "gieo chữ" nơi đây.

Cô Thơm chia sẻ: Lớp cô dạy ở Bản Ngày chỉ có 20 học sinh dân tộc Tày, Dao. Ở đây, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn bắt con nghỉ học, đi làm. Vì thế, chúng tôi phải thường xuyên đến từng nhà vận động, để phụ huynh cho con em quay lại lớp.

 "Dù khó khăn, nhưng trách nhiệm của thầy cô và thương các em nếu không được học, sau này cuộc sống lại vất vả lao động như cha mẹ chúng mà không đủ sống, thì rất khổ cho các em", cô Thơm bộc bạch.

Chạy ngược về phía huyện Hải Hà, chúng tôi rẽ vào điểm trường Lý Van (trường tiểu học Quảng Sơn 1 (xã Quảng Sơn), cách trung tâm huyện khoảng 3 cây số. Điều đáng nói là, điểm trường không quá xa so với trung tâm, nhưng đến nay ở đây vẫn chưa có nguồn nước sạch, chưa có nhà vệ sinh khép kín…Do vậy, hàng ngày, cô giáo Nguyễn Thị Dung vẫn lặn lội mang từng bình nước lọc đến trường để thầy cô giáo và học trò uống. 

“Ở đây còn nhiều khó khăn lắm, tôi và giáo viên của trường cố gắng hỗ trợ được việc nào thì tốt việc ấy. Thấy các em được đi học là vui lắm rồi”, cô Dung bộc bạch.

Sự nhiệt huyết, tình yêu thương với học sinh đã tạo nghị lực để các thầy giáo, cô giáo bám lớp, bám trường
Sự nhiệt huyết, tình yêu thương với học sinh đã tạo nghị lực để các thầy giáo, cô giáo bám lớp, bám trường

Tương tự, cô giáo Nịnh Thị Hiên, điểm trường Bắc Tập, Trường Tiểu học Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) cho biết: Ở đây, các em chịu nhiều thiệt thòi lắm. Bố mẹ đi làm triền miên nên ít quan tâm con. Điểm trường thì thiếu thốn về cơ sở vật chất, không có trang thiết bị hiện đại, ti vi thông minh, máy tính như dưới vùng xuôi. Dù vậy, cả cô và trò đều cố gắng vượt lên khó khăn”.

Chia sẻ của các cô giáo ở các điểm trường cũng là nỗi niềm chung của nhiều thầy, cô giáo đang giảng dạy tại các trường học, điểm trường vùng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngoài khó khăn về điều kiện đi lại, đường sá, môi trường, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc dạy học, nhiều thầy cô còn phải hy sinh hạnh phúc của bản thân, xa gia đình để gieo từng con chữ cho học trò. Ở nhiều điểm trường xa trung tâm, các nhóm lớp không phân chia học sinh được, còn phải học ghép 2-3 độ tuổi. 

 Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ chia sẻ, những năm qua, nhờ các chương trình, dự án chính sách dân tộc hỗ trợ đầu tư cho giáo dục vùng DTTS và miền núi, nhiều huyện cũng đã được đầu tư về cơ sở vật chất, tuy nhiên kinh phí hạn hẹp, nên hỗ trợ đầu tư được cơ sở vật chất, thì lại không có kinh phí để bổ sung thay thế các thiết bị hỏng… 

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vục II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Theo Quyết định này, nhiều xã được công nhận NTM, đồng nghĩa với việc nhiều đối tượng không còn thụ hưởng chính sách hỗ trợ. 

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, điều kiện sống ở những địa phương này vẫn chưa hết khó khăn, nhiều tiêu chí NTM thực hiện còn đạt ở mức trung bình; Ngay cả với đội ngũ giáo viên, học sinh khi không được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý. Bởi sự học của học sinh vùng DTTS chưa thực sự bền vững; giáo viên thì ngoài giờ học trên lớp, còn đến tận nhà những học sinh có học lực yếu kém, hoàn cảnh khó khăn để bồi dưỡng, hỗ trợ, giúp các em có động lực vươn lên trong học tập.

Khó khăn là vậy, nhưng bao năm qua lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết, tình yêu thương với học sinh, đã tạo nghị lực để các thầy giáo, cô giáo dốc sức, dốc lòng bám trụ với nghề, với mong mỏi giúp con em đồng bào có được con chữ, để mai này các em có thể vững vàng bước vào đời...

" Hy vọng tới đây, địa phương đẩy mạnh việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có dự án đầu tư các trường chưa có cơ sở vật chất, hoặc có phải đi thuê, mượn, hoặc xuống cấp, cùng nhiều chính sách, chế độ đối với thầy cô, học sinh vùng khó khăn...sẽ giải quyết được những tồn tại, hạn  chế này", bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ kỳ vọng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.