Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình nguyện rời phố thị lên vùng cao gieo chữ

Mỹ Dung - 4 giờ trước

Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.

Lãnh đạo TP Hạ Long trao quyết định điều động giáo viên đi công tác tại các trường học thuộc vùng DTTS và miền núi
Lãnh đạo TP. Hạ Long trao Quyết định điều động giáo viên đi công tác tại các trường học thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm gần đây, tuyển dụng giáo viên gắn với biên chế gây khó khăn trong bổ sung mới giáo viên mới. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra “bài toán” rất khó giải về đội ngũ nhà giáo cho các trường và ngành Giáo dục, đặc biệt là giáo viên vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Trước thực tế đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đã có cách làm linh hoạt là, thực hiện việc luân chuyển giáo viên nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt đối với giáo dục ở vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS. Theo đó, đã có không ít những thầy giáo, cô giáo đã sẵn sàng viết đơn tình nguyện lên vùng cao dạy học.

Cô Hoàng Thị Huế, giáo viên môn Ngữ Văn có nhiều năm công tác tại Trường THCS Cao Xanh - một trong những trường trung tâm của TP. Hạ Long. Năm học 2024 - 2025, cô Huế đã tình nguyện viết đơn xin luân chuyển lên trường vùng cao TH và THCS Đồng Lâm 1 (xã Đồng Lâm, TP. Hạ Long) để dạy học.

“Ở đây học sinh chủ yếu là học sinh người DTTS, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên chưa thật sự tập trung cho việc học. Tôi luôn tìm kiếm các phương pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất. Việc rời phố thị lên vùng cao dạy học cũng gặp một chút khó khăn ban đầu, nhưng tất cả vì học sinh thân yêu, tôi và các thầy cô khác đã sẵn sàng khi viết đơn tình nguyện”, cô Huế trải lòng mình.

Cô Hoàng Thị Huế giảng dạy chuyên đề ""Ứng đụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh trong môn Ngữ Văn lớp 8
Cô Hoàng Thị Huế giảng dạy chuyên đề "Ứng đụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực nói và nghe cho học sinh trong môn Ngữ Văn lớp 8

Với cách làm luân chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi lên vùng cao dạy học, đã tạo những chuyển biến tích cực trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, từng bước kéo gần khoảng cách giáo dục giữa miền núi với miền xuôi. Trao đổi với Hiệu trưởng Trường TH và THCS Đồng Lâm 1 - Bùi Việt Cường được biết, năm học 2024 – 2025, Trường tiếp nhận 3 giáo viên. Theo quy định, giáo viên tình nguyện luân chuyển về Trường TH và THCS Đồng Lâm 1 sẽ công tác tại trường 2 năm đối với giáo viên nữ và 3 năm với giáo viên nam.

“Các giáo viên từng dạy ở khu vực trung tâm khi luân chuyển về trường với nhiệt huyết cống hiến cho học sinh vùng cao, không chỉ thực hiện tốt công tác chuyên môn mà còn tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường và giúp học sinh tiếp cận thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới nên chất lượng dạy, học chắc chắn sẽ đạt kết quả cao hơn”, thầy Cường chia sẻ.

Từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2024 - 2025, Hạ Long có 188 giáo viên viết đơn tình nguyện lên các trường vùng cao, vùng DTTS dạy học
Từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2024 - 2025, Hạ Long có 188 giáo viên viết đơn tình nguyện lên các trường vùng cao, vùng đồng bào DTTS dạy học

Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội các xã miền núi, vùng đồng bào DTTS đã có những chuyển biến tích cực, công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, trẻ em, học sinh được thực hiện kịp thời, đầy đủ.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường học trên địa bàn các xã vùng cao Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng và thôn Khe Cát, xã Tân Dân được hưởng hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết 25/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2024 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc thường xuyên tại một số địa bàn thuộc tỉnh Quảng Ninh, với mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/người/tháng. Đây là sự động viên và hỗ trợ để các thầy cô giáo giảm bớt khó khăn và yên tâm công tác.

Từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, thành phố có 123 thầy cô giáo thực hiện công tác nghĩa vụ theo quy chế luân chuyển giáo viên. Năm học 2024 - 2025, các trường thuộc vùng nghĩa vụ của thành phố có 133 giáo viên, nhân viên đủ thời gian công tác và đủ điều kiện luân chuyển về vùng thuận lợi. Đáng phấn khởi là, ngoài  69 giáo viên, nhân viên có đơn xin luân chuyển về vùng thuận lợi, thì có 64 giáo viên, nhân viên không có đơn xin luân chuyển về vùng thuận lợi, tình nguyện ở lại công tác hẳn vùng khó khăn.

Tiếp nối những thầy cô các năm học trước, đầu năm học 2024 - 2025, ngay khi Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Hạ Long thông tin về tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn, 65 thầy, cô giáo đã chia sẻ khó khăn với ngành, viết đơn tình nguyện lên miền núi dạy học. Theo đó, từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2024 - 2025, Hạ Long có 188 giáo viên đã chấp nhận khó khăn đó, hơn một lần viết đơn tình nguyện về với học sinh miền núi để mang con chữ cho các em.

Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên trường ở vùng cao, đang tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với phương pháp dạy học của giáo viên ở vùng thuận lợi, qua đó sẽ ngày càng đạt được thành tích cao trong công tác giáo dục và các phong trào, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Đây cũng là điều kiện quan trọng, để TP. Hạ Long tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ở vùng khó, vùng sâu, vùng xa của thành phố.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI BUỔI GẶP MẶT ĐẠI DIỆN NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI BUỔI GẶP MẶT ĐẠI DIỆN NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại BĐBP tỉnh Kiên Giang

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại BĐBP tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 4 giờ trước
Ngày 18/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu - Phó Tư lệnh BĐBP, cùng thủ trưởng các cục, phòng, ban chuyên môn theo kế hoạch công tác.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Chính sách dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Để đồng bào DTTS thực sự “an cư” - Nhìn từ Quảng Trị: Định hướng, hỗ trợ sinh kế phù hợp với nơi ở mới (Bài 2)

Để đồng bào DTTS thực sự “an cư” - Nhìn từ Quảng Trị: Định hướng, hỗ trợ sinh kế phù hợp với nơi ở mới (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cho Măng Đen

Giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ cho Măng Đen

Du lịch - Tiêu Dao - 4 giờ trước
Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.
Tình nguyện rời phố thị lên vùng cao gieo chữ

Tình nguyện rời phố thị lên vùng cao gieo chữ

Giáo dục - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều ý kiến trái chiều từ việc xã hội hóa nâng cấp vỉa hè

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều ý kiến trái chiều từ việc xã hội hóa nâng cấp vỉa hè

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.
Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Ninh Phước (Ninh Thuận): Trên 2 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.
Đồng Nai có ca tử vong do mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Đồng Nai có ca tử vong do mắc sởi đầu tiên trong năm 2024

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh sởi. Bệnh nhi từ vong là bé H.T.H., 8 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa có triệu chứng sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.
Công an huyện Sông Mã (Sơn La) khởi tố 3 thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Công an huyện Sông Mã (Sơn La) khởi tố 3 thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Pháp luật - Minh Thu - 4 giờ trước
Với hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, chế tạo và cầm theo hung khí nguy hiểm “biểu diễn” trên đường gây mất an ninh trật tự, 3 ba thanh thiếu niên ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt tạm giam.