Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Minh Chuyên - 4 giờ trước

Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.

Cô giáo Ma Phương Thảo – Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xín Cái cùng các em học sinh trong buổi học ngoài trời giữa khung cảnh núi rừng.
Cô giáo Ma Phương Thảo – Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xín Cái cùng các em học sinh trong buổi học ngoài trời giữa khung cảnh núi rừng.

Hằng ngày, tại các điểm trường lẻ nằm lưng chừng những dãy núi đá hiểm trở của huyện Mèo Vạc, hình ảnh các thầy cô giáo trèo đèo, lội suối, vượt qua những đoạn đường dốc đứng đầy đá sắc nhọn để đến trường "gieo chữ" đã trở nên quen thuộc. Có thầy cô phải lái xe máy qua những cung đường gập ghềnh, trơn trượt vào mùa mưa, hay có hôm bị sạt lở bị tắc đường phải đi bộ nhiều giờ đồng hồ. Nhưng họ đều không quản ngại, thậm chí nhiều thầy cô chấp nhận xa gia đình, coi Mèo Vạc là quê hương thứ hai, với một ước mong giản dị, giúp các em học sinh vùng cao có cơ hội được học tập, thay đổi cuộc sống.

Câu chuyện của cô giáo Ma Phương Thảo, giáo viên tiểu học với hơn 10 năm gắn bó tại các điểm trường xa xôi của xã biên giới Xín Cái, là một ví dụ điển hình.

Cô Thảo chia sẻ: “Những ngày đông giá rét, thầy cô vẫn đến từng nhà vận động phụ huynh cho con đến lớp. Có lúc phải ngồi uống với phụ huynh vài chén rượu ngô để thuyết phục họ hiểu tầm quan trọng của việc học”. Sự tận tâm ấy không chỉ giúp thay đổi nhận thức của phụ huynh mà còn góp phần giữ vững tỷ lệ học sinh đến trường trong những điều kiện khó khăn nhất.

Ở Mèo Vạc, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn là người mẹ, người cha thứ hai của học sinh. Thầy giáo Ma Công Nghiệp, giáo viên tiểu học tại điểm Trường Dìn Phàn Sán, xã biên giới Sơn Vĩ đã gắn bó với học sinh ở đây 8 năm qua, cho biết: “Vào mùa mưa, đường đến điểm trường gần như bị chia cắt. Khi ấy, tôi phải đến từng nhà học sinh để hướng dẫn bài tập và động viên các em duy trì việc học”.

Hành trình đến lớp của cô giáo và học sinh vùng cao Mèo Vạc qua những con đường mòn dốc, biểu tượng cho sự kiên trì vượt khó, không ngừng nỗ lực của thầy và trò nơi đây
Hành trình đến lớp của cô giáo và học sinh vùng cao Mèo Vạc qua những con đường mòn dốc, biểu tượng cho sự kiên trì vượt khó, không ngừng nỗ lực của thầy và trò nơi đây

Không ngại khó khăn, cô Thảo, thầy Nghiệp và nhiều giáo viên khác luôn nỗ lực để các em không bị gián đoạn trong việc học tập, đồng thời duy trì truyền cảm hứng, động lực cho các em theo đuổi ước mơ của mình.

Thách thức lớn nhất đối với các thầy cô giáo không chỉ là con đường đến trường mà còn là tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Nhiều điểm trường vẫn còn phòng học tạm bợ. Thiếu điện, nước sạch và đồ dùng học tập cũng làm gia tăng khó khăn trong việc duy trì chất lượng giáo dục.

Hiện nay, tổng số phòng học tại huyện Mèo Vạc là 1.089 phòng, trong đó chỉ có 579 phòng học kiên cố và 376 phòng học cấp IV. Đặc biệt, vẫn còn 134 phòng học lắp ghép, nhiều phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm, và bếp nấu ăn cho học sinh cũng còn rất thiếu thốn. Huyện còn thiếu 77 phòng học, 65 phòng lưu trú cho giáo viên, 78 phòng lưu trú học sinh và 85 phòng vệ sinh. Bên cạnh đó, nhiều điểm trường thiếu đất và không gian cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh cũng là một vấn đề khiến thầy cô trăn trở.

Khó khăn nữa mà ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc phải đối mặt là thay đổi nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục. Nhiều gia đình ở Mèo Vạc còn tồn tại suy nghĩ, việc học không quan trọng bằng việc giúp gia đình làm nương rẫy, chăn nuôi, hoặc làm việc kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. 

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh, đặc biệt là học sinh cấp THCS, bỏ học giữa chừng để theo cha mẹ làm nương. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông và sau các kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi các em phải giúp đỡ gia đình trong các công việc nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì của các thầy cô và các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ, nhận thức của phụ huynh và học sinh đã dần thay đổi. Không chỉ dừng lại ở các hội nghị, hội thảo về giáo dục, các cấp ủy, chính quyền địa phương tại các xã cũng đã tích cực vào cuộc, chủ động đến từng gia đình để vận động, thuyết phục. 

Các cán bộ xã và thôn bản thường xuyên đến nhà những gia đình có con em chưa đến trường hoặc có nguy cơ bỏ học để trò chuyện, giải thích tầm quan trọng của giáo dục trong việc thay đổi tương lai con em mình. Việc mời các gia đình có con đạt thành tích cao trong học tập chia sẻ kinh nghiệm tại các buổi họp thôn cũng đã tạo ra sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng.

 Đường đến trường của cô giáo cũng không kém phần khó khăn
Đường đến trường của cô giáo cũng không kém phần khó khăn

Nhờ sự phối hợp giữa nhà trường và chính quyền, cùng với sự chung tay của cộng đồng, nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi tại Mèo Vạc đạt mức cao, đặc biệt là trẻ 5 tuổi đạt 99,3% và trẻ 6-14 tuổi đạt 98,3%.

Ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2024, huyện đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây mới và sửa chữa 50 phòng học, 26 phòng lưu trú cho học sinh, 85 phòng vệ sinh cùng các công trình phụ trợ khác. 

Ngoài ra, huyện cũng quan tâm phân bổ thêm 7,2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp (Tiểu dự án 1 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025) để mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. 

Huyện cũng tích cực kêu gọi xã hội hóa giáo dục, thu hút sự hỗ trợ từ các trường, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, trường tiểu học Lý Thái Tổ của Hà Nội đã hỗ trợ khoảng 900 bộ bàn ghế đã qua sử dụng (còn trong tình trạng tốt), giúp bổ sung thêm cơ sở vật chất cho các trường trong huyện. Bên cạnh đó, Dự án Trường phổ thông dân tộc bán trú Marie Curie – Mèo Vạc, với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hứa hẹn sẽ mang lại môi trường học tập tốt hơn cho học sinh”.

Lãnh đạo huyện Mèo Vạc kiểm tra công tác giáo dục tại điểm trường Kho Tấu, xã Pả Vi.
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc kiểm tra công tác giáo dục tại điểm trường Kho Tấu, xã Pả Vi.

Đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được bồi dưỡng và nâng cao trình độ. Huyện Mèo Vạc đã tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, đồng thời kết hợp với các đơn vị giáo dục từ các tỉnh, thành lớn trong nước để hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, đặc biệt là môn Tiếng Anh. 

Trong năm học 2023-2024, huyện đã kết nối với trường Marie Curie Hà Nội, cử 12 giáo viên; nhóm "Những bước chân xanh" từ TP. Hồ Chí Minh cử 29 người và Sở GD&ĐT Lâm Đồng cử 16 thầy cô hỗ trợ dạy Tiếng Anh trực tuyến cho toàn bộ học sinh lớp 3 và lớp 4. Những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập tại Mèo Vạc, giúp nâng tỷ lệ học sinh đạt chuẩn trong các môn học quan trọng lên mức đáng kể.

Dù còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng những bước tiến mà Mèo Vạc đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là minh chứng cho sự quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và Đạo tạo và người dân nơi đây. Những câu chuyện về sự cống hiến của các thầy cô, sự thay đổi trong nhận thức của phụ huynh và học sinh, và những cải thiện về cơ sở vật chất trường lớp học đang mở ra những cơ hội mới cho giáo dục ở huyện vùng cao này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!
18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESSCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tối 14/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố.
Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bạo lực học đường từ lâu trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Giáo dục - Minh Chuyên - 4 giờ trước
Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.
Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Thời sự - Khánh Thư - 4 giờ trước
Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.
Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.
Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI. Mê đắm cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng. Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".
Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Thực tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..
Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Người có uy tín - Lê Hường - 5 giờ trước
Tỉnh Đắk Nông có hơn 227 nghìn đồng bào DTTS, chiếm 32,17% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành cuộc điều tra, thu nhập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 đúng tiến độ, số liệu đảm bảo, tỉnh Đắk Nông xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước để đồng bào các dân tộc nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra.
Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn thể hiện vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương... Với những đóng góp thầm lặng, đội ngũ Người có uy tín đã chung tay xây dựng huyện biên giới Ngọc Hồi ngày một phát triển.