Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nắng ấm bản sương giăng…

Vũ Mừng - Chí Tín - 05:58, 04/02/2024

Mèo Vạc là một trong bốn huyện vùng cao nguyên đá có địa hình hiểm trở bậc nhất tỉnh Hà Giang. Nằm trên vùng đất cỏ cây hạn chế, rét giá dư thừa và quanh năm thiếu nước, những khoảnh nương không phải tự nhiên mà có, không ít gia đình đã phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều đời mới có được. Khó khăn là thế, nhưng trên lớp lớp đèo dốc cheo leo dữ dội ấy, lại có một “khoảnh nương” đặc biệt! “Khoảnh nương” gieo mầm tri thức cho những em học sinh vùng cao của thầy giáo Khôi , của cô giáo Hằng…

Chúng tôi có mặt tại xã Thượng Phùng khi ánh nắng cuối cùng trong ngày đã tắt hẳn sau những dãy núi đá cao vời vợi. Bóng tối và màn sương mù bưng kín mắt khiến con đường dài 8km từ trung tâm xã về với Điểm trường Giàng Sán như càng xa hơn. Thấp thoáng trong ánh điện hắt ra từ lớp học đã thấy hai thầy cô giáo cắm bản đứng đợi trên đầu dốc tự bao giờ!

Gia đình nhỏ ở biên cương

Cô giáo Đinh Triệu Hằng đón học sinh lên lớp mỗi ngày
Cô giáo Đinh Triệu Hằng đón học sinh lên lớp mỗi ngày

Thôn Giàng Sán, xã biên giới Thượng Phùng là nơi định cư lâu đời của 30 hộ đồng bào dân tộc Mông, trong đó có hơn 20 hộ nghèo. Cheo leo ở độ cao 1600m so với mực nước biển, các loại hình thiên tai như hạn hán, băng giá, sương muối, gió lốc… năm nào cũng có, nên cuộc sống của người dân xã biên giới Thượng Phùng còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Điểm trường Giàng Sán, thầy giáo Dương Đình Khôi dạy lớp ghép 1-2, lứa tuổi tiểu học. Còn lớp mầm non từ 3-5 tuổi do cô giáo Đinh Triệu Hằng giảng dạy. Không chỉ là đồng nghiệp, họ còn là một cặp vợ chồng. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho các em học sinh, vất vả quá, nên được người dân địa phương quý mến nhà nào mổ lợn giết gà cũng mang lên cho miếng thịt. Đổ nồi mèn mén mới cũng mang cả bát sang. Nấu nồi rượu ngô men lá, cũng chắt chai đầu còn nóng hổi, mời thầy cô giáo vài chén…

Thầy giáo Dương Đình Khôi kể: Em sinh năm 1989, quê ở Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ra trường năm 2009 và gắn bó với giáo dục vùng cao từ năm 2011. Vợ em, cô giáo Đinh Triệu Hằng ít hơn một tuổi, ra trường năm 2010, người xã Bằng Vân cùng huyện dưới quê, nhưng lên trên này hai vợ chồng mới biết nhau anh ạ! 

Năm 2011, Hằng gọi điện cho em giới thiệu là đồng hương và xin đi nhờ xe máy về nhà đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Suốt chặng đường về quê dài mấy trăm cây số, Hằng say sưa kể cho em nghe về trường, về lớp, về những đứa trẻ vùng cao lấm lem bùn đất nhưng mắt to tròn sáng lung linh. Sau một năm cùng nhau công tác trên những cánh đồng đá mênh mông chúng em về chung một nhà. Năm 2014 cả hai cùng xung phong về giảng dạy tại Điểm trường Giàng Sán.

Thầy giáo Dương Đình Khôi bên các cô cậu trò nhỏ
Thầy giáo Dương Đình Khôi trong một giờ lên lớp

Nếu như những tổ ấm hạnh phúc thông thường ở miền xuôi được xây bằng cát gạch, thì ở nơi biên cương, tổ ấm được xây bằng tinh thần lạc quan và cả sự hi sinh. Có cả bố và mẹ đều là giáo viên vùng cao, thì chịu thiệt thòi hơn cả chính là những đứa trẻ. Vợ chồng Khôi – Hằng có hai con trai là Dương Đình Đồng và Dương Đình Khải. Từ khi mới sinh ra, bố mẹ công tác vùng cao, phải đi biền biệt, Đồng và Khải đành ở với ông bà nội dưới xuôi. 

Thầy Khôi tâm sự: Những ngày đầu, lên tới nơi chúng em cũng nhớ con đến lẩn thẩn, nhất là lúc thấy vợ tức sữa phải vắt bỏ trong khi con dưới quê không có sữa uống, khóc ngằn ngặt qua điện thoại. Lần nào cũng thế, ôm con, thơm con để đi mà cả hai vợ chồng đều không dám ngoái đầu nhìn lại… Dù chỉ một lần! Bây giờ khi cháu Đồng đã lên lớp 6, mỗi lần khoe với các bạn về bố mẹ là giáo viên ở biên giới cháu tự hào lắm!

Sống quanh năm ở trên núi, bởi thế cách thể hiện tình cảm vợ chồng của các thầy cô cũng rất đặc biệt. "Lấy nhau 13 năm nhưng chưa bao giờ nhận được bông hoa nào vì hoa rừng thì nhiều chứ nếu hoa hồng thì phải ở mãi huyện rất xa. Chồng chỉ bảo thôi hôm nay anh mổ gà cho, nấu cơm cho em. Vậy là tình cảm lắm rồi", cô Hằng chia sẻ.

Theo thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường DTBT Tiểu học Thượng Phùng, do điều kiện công tác còn nhiều khó khăn nên việc giữ chân các thầy cô giáo cũng là việc khá vất vả. Khi các thầy cô lập gia đình tại đây thì họ sẽ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài hơn. Bởi vậy, mỗi cặp đôi nên duyên cũng là niềm hạnh phúc của trường.

Năm 2024 là tròn 10 năm thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng về Điểm trường Giàng Sán công tác
Năm 2024 là tròn 10 năm thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng về Điểm trường Giàng Sán công tác

Gieo “mầm xuân” trên đá

Cùng nhau thức giấc, cùng nhau đi trên những con đường cheo leo tới trường, cùng nhau lao động,  thầy giáo Dương Đình Khôi và cô giáo Đinh Triệu Hằng cùng nhau gieo con chữ ở vùng cao như đang gieo những “mầm xuân” trên đá. "Hai vợ chồng đi dạy học cùng nhau, mọi công tác chuyên môn, dân vận cùng nhau làm thì đỡ vất vả hơn. Em cảm thấy sức mạnh như nhân 2 nhân 3 lên", cô Hằng bộc bạch.

Điểm trường Giàng Sán xã Thượng Phùng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Điểm trường Giàng Sán xã Thượng Phùng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Buổi sáng hôm sau, tôi ngồi bên hiên điểm trường, cùng hai thầy cô ngắm những đứa trẻ thân hình nhỏ thó, hai má phúng phính xinh xinh, ửng đỏ như trái đào, líu ríu rẽ sương, rẽ cả giá buốt lên đường tới lớp. Năm học 2023-2024 tại Điểm trường Giàng Sán có 26 học sinh lứa tuổi mầm non và 16 em học sinh lứa tuổi tiểu học. 

Xa nhà nên mọi tình cảm muốn gửi gắm cho các con ở quê, hai thầy cô giáo đều giành cho lũ trẻ. Nhờ sự tận tâm của hai thầy cô giáo, mà điểm trường Giàng Sán xa xôi mà công tác duy trì sĩ số được đảm bảo, các em học sinh cũng có ý thức với việc đến trường, học con chữ.

Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Phùng Thào Mí Sử quả quyết: Các thầy cô giáo trên này giỏi lắm, chẳng biết làm thế nào mà chúng nó rất thích đi học. Còn phụ huynh học sinh bây giờ cũng đã nhận thức được không thể vì gian khó mà để trẻ con xao lãng việc học hành. Tháng 4/2023 vừa rồi, nhờ vào nguồn vốn từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đồng bào dân tộc Mông ở Giàng Sán đã đổ được con đường bê tông từ trung tâm vào với thôn. Có đường giao thông thuận lợi nên con đường tới trường của lũ trẻ cũng đỡ phần gian nan cả xã ai cũng mừng.

Những em học sinh thôn Giàng Sán líu ríu tới trường
Những em học sinh thôn Giàng Sán líu ríu tới trường

Mùa xuân trên cao nguyên đá thường đến sớm hơn những nơi khác, khi những cành đào phai nở lốm đốm khắp núi rừng, cũng tức là xuân về. Nhìn những cánh hoa đào cựa mình khe khẽ nở, cô Hằng cười thế là thêm một mùa xuân nữa vợ chồng em gắn bó với biên cương rồi đấy!

Những nơi tôi đi qua, tôi nhìn thấy cuộc sống của thầy cô vùng cao bộn bề gian khó. Nhưng họ vẫn sống, vẫn miệt mài gieo chữ và yêu thương như những tia nắng ấm ở bản làng sương giăng. Bất giác trong lòng tôi chợt nhớ tới mấy câu thơ mà mình đã vô tình đọc được ở đâu đó: Những bước chân trọn đời đi mê mải/ Thầm lặng, vô hình giữa đại ngàn xanh/ Những trái tim tự làm đuốc cháy/ Rọi bình minh mang nắng ấm ngọt lành…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 14 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.