Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Chí Tín - Vũ Mừng - 02:58, 05/12/2023

Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!

Ai dưới xuôi lên xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đều bảo: “Núi này toàn đặc sản cua”. Đấy là những đoạn cua tay áo, gấp khúc liên tục suốt 30 km từ trung tâm thị trấn, lâu lắm mới có một đoạn đi xuyên qua các bản làng. Hơn 2 giờ đồng hồ ngồi lắc lư sau chiếc xe máy của thầy giáo Hiệu trưởng Lý Ngọc Tuân, tôi cũng vào tới Điểm trường Sàng Súng thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Sủng Cháng. Thầy thật thà: “Người không đi quen, ngồi xe máy cũng say”.

Cô giáo Dương Thị Thu Trang và cô giáo Xín Thị Hím lên đường vào Điểm trường Sàng Súng - Trường tiểu học Sủng Cháng khi trời chưa sáng rõ
Cô giáo Dương Thị Thu Trang và cô giáo Xín Thị Hím lên đường vào Điểm trường Sàng Súng - Trường tiểu học Sủng Cháng khi trời chưa sáng rõ

Điểm trường Sàng Súng nằm lẫn trong sương, lọt thỏm giữa trùng điệp núi đá tai mèo dựng đứng, từ trên đỉnh núi, chỉ người tinh mắt lắm mới nhìn thấy. Đây là nơi học tập của 47 học sinh con em người Mông đang độ tuổi lớp 1, lớp 2. Dạy dỗ mấy cô cậu học trò còn chưa nói sõi tiếng Việt ấy là hai cô giáo Xín Thị Hím (sinh năm 1974) và Dương Thị Thu Trang (sinh năm 1989). Cơ sở vật chất chỉ có hai phòng học diện tích hơn 20m2, mái tôn, tường gạch được một đơn vị làm từ thiện trao tặng từ mấy năm trước. Hỏi tới nhà vệ sinh và công trình nước phục vụ sinh hoạt, học tập của cô trò, hai cô giáo lắc đầu ái ngại: “Chưa có anh ạ”.

Cô Trang bảo, em quê ở tỉnh Phú Thọ, năm 2010 học xong sư phạm thì về Hà Giang công tác rồi lấy chồng dưới thị trấn Yên Minh. Hôm nào mưa gió thì em ở lại, không nhỡ xuống núi sợ lắm, đất đá sạt che lấp cả đường. Gặp hôm đường mù sương, tay phải cứ vê ga cho đèn thật sáng, chân thì liên tục đạp phanh để bánh xe khỏi trượt. Ngày mới đi dạy, học sinh chủ yếu là dân tộc Mông, mà em là người Kinh chẳng biết nói một tiếng Mông nào, nên cứ bạn bé nói một câu, em lại nhờ bạn lớn phiên dịch. Nói ra anh đừng cười, chứ ban đầu thì bọn trẻ giúp em nhiều hơn là em dạy! Năm học này, lớp 1A3 em phụ trách với 19 cháu, trong đó có 2 cháu khuyết tật trí tuệ.

(Bài chuyên đề) Trường của em be bé… 1
Điểm trường Sàng Súng - Trường tiểu học Sủng Cháng là nơi học tập của 47 học sinh đồng bào dân tộc Mông

Gần 20 năm thâm niên công tác tại các điểm trường của Sủng Cháng, cô giáo Xín Thị Hím kể: “Trước đây, học sinh hay nghỉ học theo bố mẹ lên nương rẫy, có khi các thầy cô phải đi bộ vào tận trong bản Sủng Chớ, Cao Ván, Chúng Chải… cách đây cả chục cây số liền, lục khắp các quả đồi, gọi khản cả cổ rồi may ra mới thấy. Phụ huynh sợ đi nương lâu ngày chẳng ai đón được trẻ nên một mực không muốn cho con đi học. Chỉ đến khi các cô quyết liệt không ai đón thì cô chăm cả ngày. Có như thế phụ huynh mới chịu cho con trở lại lớp học.

Mùa khô đến, sáng sáng cô Trang tất tả mang 2 chiếc xô nhựa xuống UBND xã xin nước sinh hoạt cho các em học sinh sử dụng. Rồi lại lò dò qua vách đá, xách hai xô nước to hơn người, cặm cụi đổ đầy thùng nước phục vụ sinh hoạt cho điểm trường. Mấy hôm nay Hà Giang đón không khí lạnh, trời lất phất sương giá, mưa phùn, nước cô Trang xách được chỉ đủ cho lũ trẻ rửa mặt và làm sạch bàn chân con con đã ken đặc bùn đất trên đường đi đến lớp. Có bao nhiêu học sinh thì có từng đó chiếc khăn mặt cô giáo "cắm bản" phải mang về nhà mình dưới thị trấn Yên Minh, để giặt cho lũ trẻ có khăn sạch dùng vào buổi học hôm sau.

(Bài chuyên đề) Trường của em be bé… 2
Mỗi buổi sáng, cô giáo Dương Thị Thu Trang lò dò qua vách đá đi xin nước phục vụ sinh hoạt cho các em học sinh tại điểm trường

Ông Ngô Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Sủng Cháng chia sẻ: “Xã Sủng Cháng có tổng diện tích gần 2200ha, thì có 315ha trồng ngô, và 60ha trồng lúa, còn lại toàn đá là đá. Từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau là những tháng mùa khô, cả xã chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. 

Khó khăn, bất tiện nên UBND xã và Ban Giám hiệu nhà trường đã đưa ra phương án gỡ khó, để cô trò điểm trường Sàng Súng sử dụng chung nguồn nước sinh hoạt với Uỷ ban. Do chưa có hệ thống bể chứa riêng cho điểm trường nên đành phải để các cô xuống xách từng xô nước về dùng. 

Thời gian gần đây, nhờ có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai thực hiện mà tuyến đường nối từ Trung tâm huyện về xã đã và đang được tu sửa, nâng cấp mở rộng. Sau khi hoàn thiện đường đi dạy học của các thầy cô giáo sẽ đỡ vất vả hơn”.

Ở Điểm trường Sàng Súng này, Trù Thị Phương là học sinh nhà cách xa lớp học nhất, tận 14 cây số
Ở Điểm trường Sàng Súng này, Trù Thị Phương là học sinh nhà cách xa lớp học nhất, tận 14 cây số

Ở Điểm trường Sàng Súng này, Trù Thị Phương là học sinh nhà cách xa lớp học nhất, tận 14 cây số! Hôm nào bố Phương không có ai thuê cắt cỏ, đi nương thì em được bố chở đi, còn đâu thì… cuốc bộ! Những ngày đầu năm học, thấy học sinh phải tự vạch lá leo núi tới lớp, các cô giáo vừa ngóng, vừa sốt ruột như lửa đốt trong lòng và chỉ thở phào khi lớp đã đủ sĩ số. Thương quá không sao được, buổi trưa các cô giữ Phương ở lại, rồi cô trò nằm ôm nhau nghe tiếng chim "bắt cô trói cột" vang vọng trên mấy đỉnh đèo.

Cô giáo Dương Thị Thu Trang ước khoảng sân đất trước điểm trường sẽ được thảm bê tông để các em học sinh có chỗ múa hát và không bị ngã khi trời mưa
Cô giáo Dương Thị Thu Trang ước khoảng sân đất trước điểm trường sẽ được thảm bê tông để các em học sinh có chỗ múa hát và không bị ngã khi trời mưa

Khó khăn là vậy nhưng hai cô giáo vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày. Lũ trẻ con vùng cao hai má đỏ hây hây như quả táo chín rất chịu khó đi học, tiếng đánh vần khi thì líu ríu sân trường yên ả, lúc lại vang vọng giữa mênh mang núi rừng. Để rồi, chiều chiều hết giờ lên lớp, các cô lại ra phía cổng nhìn theo mấy cái dáng nhỏ tí xíu, dắt díu nhau khuất hẳn dưới chân đồi rồi mới tất tả vượt mấy triền núi, tụt vài con dốc để về nhà lúc trời đã tối đen như mực.

Hai cô giáo ""cắm bản" tiễn học sinh ra về sau buổi học, các em đi hết con dốc hai cô mới yên tâm quay lại Điểm trường để về nhà.
Hai cô giáo "cắm bản" tiễn học sinh ra về sau buổi học, các em đi hết con dốc hai cô mới yên tâm quay lại Điểm trường để về nhà.

Tôi lắc đầu, sao mà vất vả quá! Cô Trang nhoẻn miệng cười, chúng em ở đây còn có hai cô giáo; đi về cùng nhau để hôm nào lỡ gặp trời mưa đường dốc, đất đỏ bám chặt bánh xe thì còn có một người giữ, một người đẩy. Còn như thầy giáo Dương Đức Chung (46 tuổi), người dân tộc Tày, đã một mình ở điểm trường Mào Phố, đến nay là năm thứ 21 rồi. Trên đó, thầy phải làm chủ nhiệm 2 lớp ghép lớp 1 và lớp 2. Vừa giảng xong bài cho lớp này là phải quay sang kèm cặp ngay các em học sinh của lớp khác. Có khi cả tháng, thầy Chung mới ngược đường, ngược dốc về thăm gia đình ở dưới Quản Bạ một lần.

Xế chiều, tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!

(Bài chuyên đề) Trường của em be bé… 6
Thầy giáo Lý Ngọc Tuân (bên trái) và PV Báo Dân tộc và Phát triển cùng một số em học sinh đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn xã Sủng Cháng

Đêm đó, tôi nằm ở điểm trường chính nghe tiếng mưa gõ rào rào trên mái tôn. Có lẽ đêm này cũng giống như nhiều đêm khác, cô giáo Hím và cô giáo Trang sẽ ở lại điểm trường Sàng Súng để ngày mai kịp giờ dạy học. Nghe từng đợt gió mùa rít qua khe cửa, tôi chợt nghĩ về mấy câu hát: Trường của em be bé/ Nằm ở giữa rừng cây/ Cô giáo em tre trẻ/ Dạy em hát rất hay...; Trong những cô giáo “tre trẻ” ấy, ắt hẳn có cô Hím, cô Trang của điểm trường Sàng Súng này.

Thầy giáo Lý Ngọc Tuân, Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang thông tin, năm học 2023 - 2024, toàn trường có 632 học sinh học tập tại 1 điểm trường chính và 5 điểm trường lẻ. Gần 100% số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 15 học sinh thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người. Địa phương cũng là một trong những địa bàn có địa hình thuần núi đá và cao nguyên, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngành dịch vụ chưa phát triển. Do điều kiện kinh tế gia đình hạn chế nên việc học tập của các em học sinh nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và các thôn bản nắm bắt hoàn cảnh gia đình của các em học sinh. Nhận thấy, nhiều em học sinh có khoảng cách tới trường rất xa, nếu buổi trưa các em trở về nhà sẽ không đảm bảo được giờ lên lớp vào buổi chiều. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đã cùng nhau phát động Chương trình: Cặp lồng yêu thương nhằm chủ động quyên góp mua tặng cho các em học sinh nhà xa một chiếc cặp lồng để mang cơm trưa đi học.

Sau khi Chương trình được thực hiện, việc duy trì sĩ số tại các điểm trường đã tăng lên rõ rệt. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.