Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đi tìm chữ viết Chơ Ro

Lê Vũ - 08:07, 27/10/2022

Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.

Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ.
Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ

Tôi còn nhớ lần đầu tiên có dịp tiếp xúc và viết bài về đồng bào Chơ Ro cách đây 4 năm, ông Đào Văn Giả, Bí thư Chi bộ kiêm Người có uy tín tại khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tâm sự: “Đời sống phát triển, hiện đại quá, lớp trẻ ngày nay không những quay lưng nhiều với văn hóa truyền thống mà ngay cả tiếng nói cũng dần mai một. Giữa người Chơ Ro với nhau bây giờ cũng giao tiếp nhiều bằng tiếng Kinh, lời ru con bằng những làn điệu dân ca Chơ Ro cũng thưa thớt dần…”.

Những tâm sự ấy đã làm chúng tôi phải suy ngẫm rất nhiều trong suốt hành trình nhiều năm làm báo. Tôi nhớ có một nhà nghiên cứu từng nói rằng: “Rồi sau tất cả mọi khác biệt về sắc phục, văn hóa, đời sống, điều quan trọng nhất để phân biệt sự tồn tại của một dân tộc có lẽ là tiếng nói, tiếng nói còn thì dân tộc còn”. Vì lẽ đó những lo lắng của ông Đào Văn Giả, hay của nhiều người cao niên, nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm người Chơ Ro mà chúng tôi có dịp tiếp xúc sau này đều có lý do xác đáng.

Tuy nhiên, để lưu truyền, bảo tồn tiếng nói thì chữ viết chính là hình thức quan trọng nhất, mà theo nhiều vị cao niên cho biết, chữ viết của người Chơ Ro đã thất truyền từ lâu. Đến tận giai đoạn giữa thế kỷ 20, để thuận tiện cho việc truyền giáo trong khu vực đồng bào Chơ Ro sinh sống - chữ viết Chơ Ro bắt đầu được quan tâm nghiên cứu.

Đưa văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào trong trường học góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức về tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Đưa văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào trong trường học góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức về tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ


Giai đoạn thập niên 40 của thế kỷ 20, một số chuyên gia thuộc Viện Ngôn ngữ học Mùa Hè (Một tổ chức phi lợi nhuận của Cơ đốc giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ, có mục đích chính là nghiên cứu, phát triển và cung cấp tư liệu về các ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ ít được biết đến, để mở rộng việc biên dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ địa phương) với sự cộng tác của một số trí thức dân tộc đã tiến hành tìm hiểu hệ thống ngữ âm Chơ Ro và tiến hành nghiên cứu, ký âm trên cơ sở mẫu tự La-tinh. Vào thời điểm đó bắt đầu có một số tài liệu (chủ yếu là các thông tin truyền giáo, Kinh Thánh) được in và phổ biến bằng chữ viết Chơ Ro theo những nghiên cứu ban đầu này.

Tiếp đến là khoảng thập niêm 60 - 70 của thế kỷ 20, chữ Chơ Ro đã bắt đầu có những sự thống nhất và được đưa vào giảng dạy tại một số tỉnh có đồng bào Chơ Ro sinh sống, song do nhiều biến động đến nay hầu hết các tài liệu về chữ viết đã không còn đầy đủ nữa.

Chính điều này đã không ngừng thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu, những người con của dân tộc Chơ Ro đã dành rất nhiều năm, thậm chí gần cả đời để sưu tầm, đi tìm lại chữ viết của dân tộc mình.

Trong số đó có thể kể đến ông Trần Tấn Vĩnh (nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được xem là người tiên phong cho công cuộc bảo tồn văn hoá dân tộc Chơ Ro. Dựa trên cách phát âm và kế thừa những nghiên cứu về hệ thống ngữ âm Chơ Ro trên cơ sở mẫu tự La-tinh trước đó của Viện Ngôn ngữ học Mùa Hè, ông Vĩnh đã lập ra hệ thống với 34 đơn vị chữ cái. Quyển từ điển Việt – Chơ Ro của ông với hơn 10.000 từ đã được Sở Khoa học và Công Nghệ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nghiệm thu từ năm 2007.

Hay như câu chuyện của ông Điểu Tám (ngụ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), xuất phát từ lòng yêu tha thiết văn hóa của dân tộc và lo sợ có ngày mai một, ông đã quyết tâm tìm cách để bảo tồn được ngôn ngữ của Chơ Ro. Thông qua những tư liệu cũ còn sót lại sưu tầm được, cùng những tham khảo tìm tòi từ các nhà nghiên cứu, các già làng, ông đã sáng tạo ra bộ chữ viết Chơ Ro cũng mượn từ ký tự La-tinh với 26 chữ cái.

Còn nhiều nữa những công trình nghiên cứu về chữ viết Chơ Ro, nhưng có lẽ nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: “Vậy vì sao đến nay người Chơ Ro vẫn chưa có chữ viết thống nhất?”. Đây quả thật là câu hỏi không những chưa có lời giải đáp xác đáng mà còn là những trăn trở của nhiều thế hệ đồng bào Chơ Ro, trong đó có những người dành gần cả đời để gắn bó với công tác giáo dục như thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có lần chia sẻ với chúng tôi: “Mọi thành quả về chữ viết Chơ Ro hiện nay đều chỉ từ các công trình nghiên cứu cá nhân, hoặc độc lập của một nhóm nhỏ, quy mô và phạm vi phổ biến chưa cao. Tính thống nhất trong cộng đồng chưa có, nên mỗi địa phương, mỗi khu vực làm một kiểu”.

Biểu diễn cồng chiêng, phục dựng lại lễ hội va các nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chơ Ro tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Biểu diễn cồng chiêng, phục dựng lại lễ hội va các nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chơ Ro tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Chẳng hạn như bộ từ điển Việt – Chơ Ro, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nghiệm thu năm 2007. Thầy Phước đã xin phép cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thụ hưởng thành quả nghiên cứu này, cũng như xin phép tỉnh được thử nghiệm dạy tiếng Chơ Ro cho học sinh của trường, thông qua hình thức Câu lạc bộ ngoại khóa, tuy nhiên đến nay thì mọi thứ cũng chỉ đang dừng lại ở mức thử nghiệm.

Hay như trường hợp của ông Điểu Tám và một số cá nhân khác, mặc dù cất công nghiên cứu ra được những cách ký âm từ tiếng Chơ Ro, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học cụ thể. Nên cũng chỉ có thể đem những điều ấy truyền dạy, phổ biến cho con cháu trong nhà, hoặc những người trong làng, trong xóm mà thôi.

Và câu chuyện đi tìm chữ viết Chơ Ro ắt hẳn sẽ còn là một quãng đường dài và nhiều khăn khó. Tuy nhiên những nhận định của thầy Đào Văn Phước về vấn đề này chúng tôi cho rằng là điều hoàn toàn xác đáng và cần phải được quan tâm thực hiện cấp thiết trong thời đại 4.0 ngày nay: “Điều quan trọng nhất là phải làm sao dạy cho các em hiểu được giá trị của việc phải gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Từ việc hiểu đúng, hiểu đủ về trách nhiệm của bản thân với dân tộc, với cha ông thì các em mới yêu thích và sẵn sàng học tiếng nói, chữ viết và các hình thức văn hóa dân gian khác của dân tộc Chơ Ro.”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 2 giờ trước
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 2 giờ trước
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Thnăm Thmây năm 2025
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức gặp mặt Báo chí thông tin về tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025, của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 2 giờ trước
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 3 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.