Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Chơ Ro đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay một số di sản văn hóa phi vật thể, các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống đã được ngành Văn hóa, chính quyền địa phương cùng người dân phục dựng lại, phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các chính sách hỗ trợ đã cơ bản giải quyết được những khó khăn, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết, tồn đọng của người dân; đời sống vùng đồng bào DTTS có nhiều đổi thay tích cực. Hiện Châu Đức đang ưu tiên mọi nguồn lực với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Media -
BDT -
09:22, 30/07/2024 Nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nổi bật nhất của đồng bào Chơ Ro là lễ mừng lúa mới, hay còn gọi là Lễ hội Sayangva (tức là lễ cúng Thần lúa). Lễ hội Sayangva của đồng bào dân tộc Chơ Ro được tiến hành trong thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch hàng năm, vào một đêm trăng thanh gió mát, người dân rảnh rỗi, thôn ấp vui mừng.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và một số ít tại TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… Trước thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh đã quyết tâm phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.
Tôi có dịp đi cùng các nhà nghiên cứu “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro” qua các cuộc khảo sát điền dã. Để thấy, nghệ nhân, già làng, đồng bào dân tộc Chơ Ro đều lo lắng về sự mai một của văn hóa Chơ Ro. Họ mong muốn được phục dựng nguyên bản và phát triển, nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, đồng thời truyền dạy để bảo tồn văn hóa dân tộc.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…
Gắn bó với cái nôi văn hóa của dân tộc Chơ Ro, nhạc sĩ-ca sĩ Điểu Được đã nâng niu chắt lọc từng điệu dân ca để làm “chất liệu sống” cho mỗi ca khúc do mình sáng tác. Từ đó, nhạc sĩ đã có nhiều ca khúc mang đậm hơi thở cuộc sống của đồng bào Chơ Ro.
Kinh tế -
Hà Thanh Tú -
16:32, 21/09/2023 “Bình quân mỗi nhân khẩu ở thôn 4 có thu nhập 36 triệu đồng/năm; 100% số hộ có điện thắp sáng, nước sạch, đất sản xuất; đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thôn không có tệ nạn xã hội; 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường …”, ông Thổ Đệ, dân tộc Chơ Ro, Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn 4, xã Trà Tân (huyện Đức Linh, Bình Thuận) chia sẻ.
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
17:27, 12/07/2022 Người Chơ Ro hay còn gọi là: Châu Ro, Dơ Ro, Chro với số dân gần 30.000 người. Hiện nay, người Chơ Ro sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc Tây Nam và Đông Nam tỉnh Ðồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ven quốc lộ 15 cũng có một số gia đình Chơ Ro sinh sống.