Kiên Giang là tỉnh vừa có biên giới đất liền, vừa có tuyến biển, đảo. Đây cũng là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (đứng thứ 3 trong khu vực). Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh biên giới quốc gia. Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2024, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn, trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Kiên Giang về những kết quả đạt được trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam năm 2023.
Những sản phẩm OCOP được làm ra từ đôi bàn tay của người Cơ Ho ( huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) dưới dãy Bidoup – Núi Bà không còn mang tính tự cung, tự cấp, hoặc manh mún trong giao thương, mà được nhiều thị trường đón nhận và đánh giá cao. Những sản phẩm ấy đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, làm thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế của người dân và tạo nguồn cảm hứng để nhiều người học tập, noi theo.
Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nhờ những đổi thay về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, nhà ở, nước sạch… bà con yên tâm canh tác, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.
Toàn tỉnh Yên bái có 870 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã thật sự phát huy vai trò và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; đặc biệt là gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.
Sau chừng 5 năm, nay chúng tôi mới có dịp ghé thăm Đắc Tôi- một xã vùng biên giáp với nước bạn Lào, cách thị trấn Thạnh Mỹ (Trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) gần 80km về hướng Tây Bắc. Đắc Tôi thật yên bình với 100% dân số là đồng bào Tà Riềng (một nhóm của dân tộc Gié Triêng) sinh sống, cùng những ngôi nhà sàn truyền thống nằm ở lưng chừng sườn núi đã để lại trong chúng tôi ấn tượng sâu sắc về cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của bà con nơi đây. Ở đó, chúng tôi đã gặp được bác sĩ người dân tộc Tà Riềng chị Zơ Rum Hán - Trưởng trạm y tế xã Đắc Tôi, tấm gương sáng về cán bộ y tế vùng biên tận tụy, hết lòng với công việc, với chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc Tà Riêng nơi đây.
Từ thị trấn Thạnh Mỹ (trung tâm lỵ huyện Nam Giang) vượt qua quãng đường gần 80 km dọc theo QL 14 D đường ngoằn ngoèo xuyên qua những cánh rừng keo lai xanh bạc ngàn, chúng tôi về xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang (Quảng Nam). Đi qua mái su moong (nhà sinh hoạt cộng đồng) cùng những ngôi nhà sàn truyền thống, đến đầu thôn Đắc Ro, chúng tôi cảm cảm nhận được rõ rệt sức sống mới của đồng bào dân tộc thiểu số Tà Riềng (thuộc nhóm dân tộc Gié Triêng) trên mảnh đất vùng cao từ bao đời. Có được những đổi thay tích cực đó không thể không nhắc đến vai trò, công sức đóng góp của Người có uy tín Zơ Râm Bôn.
Bằng uy tín của mình, những Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái đã tiên phong, gương mẫu trong mọi phong trào; vận động gia đình, con cháu, thôn, bản hiến đất làm đường giao thông nông thôn, các công trình dân sinh… Nhờ đó, đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên rõ rệt, xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái là điểm sáng của khu vực Tây Bắc.
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có 89km đường biên giới giám với nước bạn Lào. Huyện có diện tích tự nhiên 1.410km2, dân số hơn 56 nghìn người, trong đó dân tộc ít người gồm Chứt, Bru Vân Kiều có khoảng 13.000 người sống ở các xã biên giới Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa. Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” của huyện Minh Hóa đã được triển khai quyết liệt, sâu sát, nhiều mô hình dân vận khéo đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao ý thức của người dân trong tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Bản làng người Mông tiểu khu 179 (thôn 5, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) lọt thỏm giữa rừng già bạt ngàn. Những nếp nhà ván, lợp bằng tôn khiêm nhường, nép mình bên dòng Sêrêpốk hiền hòa, tuôn chảy. Người lớn, con trẻ ai làm việc nấy. Kẻ chăm chỉ cắp sách tới trường kiếm con chữ. Người tất bật mang gùi lên rẫy thu hoạch cà phê đang kỳ chín rộ, người lại đi xe máy xuống chợ mua hàng hóa chở về… Cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây cứ đong đầy, yên bình như thế theo năm tháng, giữa chốn rừng sâu, núi thẳm.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực tại tỉnh Hà Giang. Trong đó, ngành Giáo dục được giao thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình về “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”. Đây sẽ là động lực quan trọng để Hà Giang đẩy nhanh giảm nghèo bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Huyện Đam Rông được xem là huyện nghèo nhất của tỉnh Lâm Đồng với 65% dân số là đồng bào DTTS. Song song với việc hỗ trợ nhà ở, huyện Đam Rông cũng chú trọng đến việc hỗ trợ sinh kế cho bà con vùng đồng bào DTTS trong nhiều năm qua.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Si La tại Lai Châu đã và đang được bảo tồn hiệu quả, góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đa sắc màu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc.
Những năm qua, phong trào Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương CCB gương mẫu làm kinh tế giỏi, điển hình như: ông Đoàn Tăng Dưỡng ở xã Lóng Luông; ông Thái Thanh Hải, Nguyễn Văn Diện, Mùi Văn Hoạt ở xã Vân Hồ; ông Nguyễn Văn Đình ở xã Chiềng Xuân; ông Nguyễn Văn Hùng, Hà Văn Tân, Nguyễn Văn Đạt ở xã Tô Múa...
Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) Phạm Đình Thắng không chỉ nổi tiếng là người tạo dựng thương hiệu miến dong Hợp Thành mà còn nổi tiếng “gánh đỡ” nhiều việc thôn, việc xã, người có tấm lòng thơm thảo. Vừa làm giám đốc HTX, vừa làm trưởng thôn nhưng anh Thắng luôn quan tâm giúp đỡ những đối tượng yếu thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, sự chung sức đồng lòng quyết tâm của người dân, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở tỉnh An Giang đã đem lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể so với trước đây.
An Lão là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Bình Định và cũng là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), công tác giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được chú trọng và đã đạt những kết quả đáng mừng.
Sau đại dịch Covid – 19 cùng với tác động của những sự kiện địa chính trị đã và đang diễn ra, việc thu hút nguồn lực phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) cũng như phát huy tiềm lực của kiều bào đang đang đứng trước những thách thức mới. Do đó cần thiết phải có những điều chỉnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay trên cơ sở bám sát đường lối ngoại giao Nhân dân của Đảng, Nhà nước.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân. Trong đó, mô hình hỗ trợ giống trâu sinh sản, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo của mình. Mô hình đang được địa phương nhân rộng.
Tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều chính sách đầu tư phát triển giáo dục miền núi và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, vẫn còn sự cách biệt giữa chất lượng giáo dục miền núi với miền xuôi. Theo đó, tỉnh Quảng Nam đã đặt ra chủ trương, tập trung nguồn lực, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục miền núi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Công Thành, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam về vấn đề này.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa với 70% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương còn cao, trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS còn hạn chế, việc tiếp cận với các ứng dụng khoa học vào trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn nên việc sản xuất nông nghiệp của bà con cũng chưa đạt được hiệu quả cao.