Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín Zơ Râm Bôn với sự đổi thay ở Đắc Ro

Hồng Phúc – Văn Sơn - 14:36, 28/12/2023

Từ thị trấn Thạnh Mỹ (trung tâm lỵ huyện Nam Giang) vượt qua quãng đường gần 80 km dọc theo QL 14 D đường ngoằn ngoèo xuyên qua những cánh rừng keo lai xanh bạc ngàn, chúng tôi về xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang (Quảng Nam). Đi qua mái su moong (nhà sinh hoạt cộng đồng) cùng những ngôi nhà sàn truyền thống, đến đầu thôn Đắc Ro, chúng tôi cảm cảm nhận được rõ rệt sức sống mới của đồng bào dân tộc thiểu số Tà Riềng (thuộc nhóm dân tộc Gié Triêng) trên mảnh đất vùng cao từ bao đời. Có được những đổi thay tích cực đó không thể không nhắc đến vai trò, công sức đóng góp của Người có uy tín Zơ Râm Bôn.

(BCĐ- TT vận động ND) Ông Zơ Râm Bôn ở thôn Đắc Ro
Anh Zơ Râm Bôn (bên trái) đang trao đổi với tác giả về công việc và những khó khăn của Người có uy tín.

Ngồi tiếp và trò chuyện cùng chúng tôi tại bộ bàn ghế gỗ trước nhà, với một nụ cười đôn hậu, ông Zơ Râm Bôn (50 tuổi), dân tộc Tà Riềng kể chuyện: Vào cuối năm 2008, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Đồn Biên phòng La Dê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), ông trở về quê hương, tham gia làm phó Chủ tịch Cựu chiến binh (CCB) xã La Dê. Cuối năm 2011, xã La Dê tách ra thành hai đơn vị hành chính: La Dê và Đắc Tôi. Ông tiếp tục đảm nhận Chủ tịch hội CCB xã đến cuối năm 2017, sau đó lại được cấp uỷ phân công tham gia công việc với vai trò là phó Bí thư chi bộ thôn Đắc Ro. Năm 2018, ông Bôn được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín của thôn Đắc Ro từ đó đến nay.

Bốn năm về trước, bà con Tà Riềng thôn Đắc Ro phải đi lại trầy trượt trên tuyến đường đất chạy dọc quanh thôn để ra nương rẫy. Thấy vậy, ông Bôn đã chủ động kết hợp cùng Chi uỷ, Ban Dân chính thôn, Chi hội phụ nữ, Chi hội CCB, Chi hội Nông dân, Đoàn thanh niên đi đến từng nhà để vận động nhân dân trong thôn tham gia đóng góp nguồn kinh phí, ngày công lao động, cùng nhà nước làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng,... Đến nay, thôn Đắc Ro đã có nhà văn hóa để cộng đồng hội họp, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của làng, có đường bê tông dài hơn 1,3 km. Có đường mới khang trang, bà con đi lại thuận lợi, việc tiêu thụ nông sản thuận tiện hơn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Nhờ đó, thôn Đắc Ro không chỉ hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà còn được chọn là thôn điểm kiểu mẫu của xã vùng cao Đắc Tôi. 

Trong cuộc họp hàng tháng, ông Bôn đã tích cực hướng dẫn, tuyên truyền người dân thực hiện tốt 3 sạch “Sạch nhà, sạch, ngõ, sạch bếp”, nhất là không sử dụng các món ăn từ các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như: nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng... đến phổ biến về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các vấn đề về giới, tảo hôn...

(BCĐ- TT vận động ND) Ông Zơ Râm Bôn ở thôn Đắc Ro 1
Với đường bê tông đã thuận cho việc đi lại của con em, người dân và tiêu thụ nông sản trong thôn.

Chị ARất Khe (33 tuổi) – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đắc Ro cho biết: Anh Bôn là người nhiệt tình, sống gương mẫu để con cái trong nhà và cả người dân trong khu dân cư học tập, noi theo. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, anh Bôn đều nhanh chóng truyền tải đến bà con và vận động mọi người cùng tham gia như: rtham gia bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng đường giao thông, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nông thôn mới... Nhờ vậy, bà con nơi đây quản lý rừng rất tốt. Việc phòng cháy, chữa cháy rừng vào mùa khô, chăm sóc, quản lí, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao và nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Tà Riềng được giữ gìn, phát huy.

Theo ông Zơ Râm Bôn, khi được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Người có uy tín trong cộng đồng Đắc Ro, thì mình phải cố gắng vận động nhân dân thực hiện, phát huy tinh dân chủ của nhân dân, gia đình mình phải đầu tàu gương mẫu, đi trước về sau nhân dân.

Bà Zơ Râm Vứr (74 tuổi), một trong những người dân của thôn Đắc Ro nhận xét về người có uy tín Zơ Râm Bôn: Người có uy tín Zơ Râm Bôn là một người nhiệt huyết với công việc, biết quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân. Ông Zơ Râm Bôn đã nỗ lực, tích cực vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, từ đó giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình ngày một tốt hơn. Zơ Râm Bôn như một tấm gương sáng có nhiều đóng góp vì cộng đồng Tà Riềng ở thôn Đắc Ro". 

(BCĐ- TT vận động ND) Ông Zơ Râm Bôn ở thôn Đắc Ro 2
Chiều về trên quê hương vùng biên Đắc Ro yên bình.

Trao đổi cùng chúng tôi, anh Zơ Râm Hiêm – Bí thư chi bộ thôn Đắc Ro cho biết: Trong những năm qua, với vai trò Người uy tín, ông Zơ Râm Bôn thực sự trở thành cầu nối giữa Cấp ủy, Ban dân chính thôn với nhân dân. Thôn Đắc Ro với 100% hộ dân là người Tà Riềng gồm 67 hộ, 248 nhân khẩu, đến nay đã có 17 hộ thoát nghèo bền vững, số hộ nghèo giảm còn 20 hộ, còn lại 30 hộ cận nghèo. Ông Bôn thực sự là “điểm tựa” tin cậy, vững chắc cho bà con dân tộc Tà Riềng ở thôn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng thôn nông thôn mới”, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, vì sự bình yên của cộng đồng người Tà Riềng trên vùng cao Đắc Tôi.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 9 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 14 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 29 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 31 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 40 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.