Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) hoàn thành đưa vào sử dụng. Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS có nhiều đổi thay.
Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc là niềm tự hào mà bao thế hệ người Khmer nỗ lực giữ gìn và phát triển.
Cập nhật xu hướng sử dụng nông sản sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ của người tiêu dùng, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tường Thảo (28 tuổi) – Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Vườn nhà Đà Lạt đã quyết định rời bỏ công việc kỹ sư Hóa với mức lương khá cao ở TP. Hồ Chí Minh để về quê ở huyện miền núi Đơn Dương (Lâm Đồng) theo đuổi niềm đam mê của mình.
Theo thông tin của huyện Mèo Vặc (Hà Giang), 9 tháng đầu năm 2023, đã có 370.133 lượt khách du lịch đến huyện, đạt 92,53 % so với kế hoạch năm, với doanh thu từ du lịch ước đạt 296 tỷ đồng. Đây là kết quả ấn tượng sau khi công tác chuyển đổi số ngành Du lịch huyện vùng cao Mèo Vạc được đẩy mạnh thực hiện.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua Đảng, Nhà nước, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc đối với đồng bào khu vực này. Trong đó chính sách hỗ trợ về nhà ở đang giúp cho nhiều hộ DTTS an cư, tập trung phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững.
Mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong trường học và cộng đồng, với mục tiêu lấy trẻ em làm trung tâm, sẽ trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em. Với việc tổ chức các hoạt động, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ trở thành những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới trong đời sống của đồng bào các dân tộc tại địa phương.
Về với Bạc Liêu hôm nay, không khó dể bắt gặp những căn nhà ngói đỏ khang trang, những con đường làng trải nhựa, đổ bê tông thẳng tắp giúp bà con đi lại dễ dàng cả hai mùa mưa nắng. Cùng với đó, những công trình dân sinh như: điện, trường, trạm… được đầu tư, xây mới, phác họa bức tranh phum sóc đổi mới nơi vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Hàng ngàn căn nhà do lực lượng công an hỗ trợ xây dựng cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở tại Nghệ An đã hoàn thành đang tiếp thêm niềm vui để người dân 6 huyện biên giới xứ Nghệ vững tin hơn, an tâm hơn trong cuộc sống. Chưa bao giờ, tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của người chiến sĩ công an lại sáng ngời đến thế.
Qua gần 3 năm thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa là đơn vị được giao chủ trì, triển khai thực hiện Dự án, đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc đang dần được khôi phục, hồi sinh trong mỗi cộng đồng dân cư, nhiều lễ hội gắn liền với phát triển du lịch, tôn vinh, quảng bá đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, các di sản văn hóa, danh lam, thắng cảnh được tổ chức đã khẳng định giá trị văn hóa, sức sống và tầm quan trọng của lễ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, cấp bách, tuy nhiên cũng cần phải đi vào thực chất và bền vững.
Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) là xã vùng biên của tỉnh Quảng Bình, có gần 100% đồng bào Chứt sinh sống. Từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào đã và đang được triển khai với mục tiêu giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) triển khai ở Điện Biên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ nguồn tiền CTDVMTR các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của nhiều gia đình ở vùng cao.
Từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và từ nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ủng hộ, nhiều hộ đồng bào Khmer nghèo tỉnh Sóc Trăng đã được hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở ổn định.
Với mục tiêu phấn đấu giảm gần 1.500 hộ nghèo đa chiều, đồng thời hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
"Thủ lĩnh của sự thay đổi" là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với phương pháp tổ chức và điều hành rất phong phú và đa dạng, giúp các em trang bị kiến thức, kỹ năng biết lên tiếng tự bảo vệ bản thân, tự tin, bản lĩnh để thay đổi trong cách nghĩ, cách học, cách làm; dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu không còn phù hợp trong đời sống của đồng bào DTTS.
Để mở đường giao thông nông thôn, ông Giàng A Vẩu, Người có uy tín thôn Sản Chúng, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã hiến hơn 2 nghìn mét vuông đất sản xuất của gia đình. Với suy nghĩ “việc nước việc làng, đất vàng cũng hiến” khi huyện, xã có chủ trương mở đường giao thông nông thôn.
Nghị định số 38/2023/NĐ- CP được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ở nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tại Quảng Bình, cả hệ thống chính trị cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân nội dung hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.
Rừng đang ngày một nhiều hơn. Bằng chứng là tỷ lệ che phủ đang tăng thêm ở những cánh rừng do cộng đồng quản lý. Rừng giàu, người dân không chỉ được hưởng lợi từ kinh phí khoán bảo vệ rừng mà còn có thể phát triển kinh tế từ trồng xen canh và dưới tán rừng , tận thu lâm sản phụ để tăng thu nhập, đảm bảo chi phí ổn định cuộc sống...
Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), THCS huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ đặt nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, mà còn luôn chú trọng các buổi học ngoại khóa với hoạt động văn hóa - văn nghệ, giúp các em học sinh giao lưu, hiểu biết thêm về văn hóa của các dân tộc anh em trên địa bàn, góp phần bồi đắp và định hướng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.