Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Văn Quan (Lạng Sơn): Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Văn Quan (Lạng Sơn): Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Để gìn giữ, bảo tồn làn điệu Then của địa phương, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã có nhiều cách làm thiết thực và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của Then trong cộng đồng. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã tiếp thêm nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của di sản Then trên quê hương Văn Quan.
Trưởng bon Điểu Hoang và những sáng kiến trong vận động, giúp đỡ đồng bào Mnông phát triển

Trưởng bon Điểu Hoang và những sáng kiến trong vận động, giúp đỡ đồng bào Mnông phát triển

Gắn bó với công tác bon gần 20 năm, anh Điểu Hoang (SN 1985), dân tộc Mnông ở bon Bù Dê Rê 1, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều sáng kiến thiết thực, ý nghĩa giúp người dân có tư liệu, nông cụ sản xuất, phát triển kinh tế, khơi dậy ý thức vươn lên của người dân. Anh Điểu Hoang còn góp công lớn trong việc vận động Nhân dân đoàn kết cùng nhau xây dựng bon làng ngày càng ấm no.
Những đảng viên trẻ làm thay đổi bản làng người Chứt nơi đại ngàn Trường Sơn

Những đảng viên trẻ làm thay đổi bản làng người Chứt nơi đại ngàn Trường Sơn

Trong các bản làng người Chứt ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) xuất hiện ngày càng nhiều đảng viên trẻ tiêu biểu. Đây là những nhân tố tích cực, điển hình giúp đồng bào thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Sơn La: Tạo bước phát triển mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Sơn La: Tạo bước phát triển mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đọa 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hoá vật thể cũng như nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiếp tục được bảo tồn, trong đó có một số lễ hội của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô được khôi phục với những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn.
Yên Bái: Phát huy ý thức tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Phát huy ý thức tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Với phương châm “an cư mới lạc nghiệp”, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ xây dựng trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó làm mới trên 2.350 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng trong năm 2023, Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Với nhiều nguồn lực và giải pháp, tinh Yên Bái đã tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo" nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
“Người thầy giáo không lương” vì sự phát triển văn hóa dân tộc Dao

“Người thầy giáo không lương” vì sự phát triển văn hóa dân tộc Dao

Nhiều năm qua, ông Bàn Văn Đức, sinh năm 1967, dân tộc Dao ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã miệt mài lưu giữ, truyền dạy chữ nôm Dao và các phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao, chỉ với mong muốn giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Sóc Trăng: Phụ nữ Khmer giúp nhau thoát nghèo bền vững

Sóc Trăng: Phụ nữ Khmer giúp nhau thoát nghèo bền vững

Xã Long Phú, huyện Long Phú, là địa phương có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đồng bào, chủ yếu làm nông nghiệp. Do vậy, việc xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân luôn được chính quyền khuyến khích, đồng thời hỗ trợ để các hộ phát triển hiệu quả mô hình. Điển hình như phụ nữ ở Long Phú, đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi heo, trồng màu; mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi bò…
Khánh Hòa: Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 giúp xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Khánh Hòa: Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 giúp xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Trong 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa đã triển khai tại 66 thôn, tổ dân phố; 27 xã, thị trấn thuộc 5 huyện và thị xã trong tỉnh. Dự án ưu tiên hỗ trợ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục và phụ nữ khuyết tật.
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để xóa mù chữ ở miền biên viễn

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để xóa mù chữ ở miền biên viễn

Đôi tay đã chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, những người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số với mong muốn hết sức giản dị: Biết viết tên mình, tính toán các con số để không bị nhầm lẫn khi mua, bán nông sản cho các thương lái.
Cách tuyên truyền vận động Nhân dân hiệu quả của những Người có uy tín ở Ngọc Lặc

Cách tuyên truyền vận động Nhân dân hiệu quả của những Người có uy tín ở Ngọc Lặc

Truyền đạt ý kiến và nhu cầu của cộng đồng đến các các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý, tuyên truyền các chính sách và dự án từ cấp trên xuống cộng đồng một cách hiệu quả; đi đầu và hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương...đó là những công việc, cách làm mà Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đang thường xuyên thực hiện, để đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương...
“Tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất” cách làm giao thông nông thôn ở Văn Bàn

“Tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất” cách làm giao thông nông thôn ở Văn Bàn

Xác định hệ thống giao thông có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa dói giảm nghèo. Thời gian qua, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc thù của địa phương để mở mới, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó, phong trào “Tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất” đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của người dân.
Thanh Hoá: Nhiều kết quả tích cực từ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Thanh Hoá: Nhiều kết quả tích cực từ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đến nay tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xoá nghèo từ mô hình trồng dứa trên đất dốc ở Mường Chà

Xoá nghèo từ mô hình trồng dứa trên đất dốc ở Mường Chà

Từ những diện tích canh tác manh mún ban đầu, đến nay, tổng diện tích dứa trên toàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã được mở rộng hơn 300ha. Đây cũng là vùng có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Điện Biên, tập trung chủ yếu ở xã Na Sang, Mường Mươn, Sa Lông... và hiện nay, cây dứa trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Thái ở địa phương.
Thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm từ mô hình khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số

Thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm từ mô hình khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số

Với tinh thần khởi nghiệp, ý chí dám nghĩ, dám làm, nhóm thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.
Cao Bằng: Hiệu quả công tác tuyên truyền vận động không ngừng được nâng cao nhờ vai trò của đội ngũ Người có uy tín

Cao Bằng: Hiệu quả công tác tuyên truyền vận động không ngừng được nâng cao nhờ vai trò của đội ngũ Người có uy tín

Trong nhiều năm qua, Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tại Cao Bằng đã và đang phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, đội ngũ NCUT đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 – Cách làm hay ở xã biên giới Đăk Long

Triển khai Chương trình MTQG 1719 – Cách làm hay ở xã biên giới Đăk Long

Với quyết tâm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày một phát triển, cấp ủy, chính quyền xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Tập trung giải bài toán việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tập trung giải bài toán việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vấn đề tạo việc làm bền vững là giải pháp căn bản để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và đây cũng chính là chìa khóa để các địa phương mở những nút thắt lâu nay trong việc thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao được mức sống của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển ở các vùng miền.
Hà Giang: Phát huy vai trò Người cao tuổi trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số

Hà Giang: Phát huy vai trò Người cao tuổi trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số

Phát huy vai trò "cây cao bóng cả", nhiều năm qua Người cao tuổi (NCT) tỉnh Hà Giang luôn là tấm gương sáng, tích cực trong các phong trào thi đua, hoạt động của địa phương: phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...
Na Hang (Tuyên Quang): Nỗ lực xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Na Hang (Tuyên Quang): Nỗ lực xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Từng là điểm nóng của vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thế nhưng đến nay tình trạng trên tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã cơ bản chấm dứt. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực từ cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã tới thôn bản đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu rõ và tự giác thực hiện.